Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Cán bộ, đảng viên, nhân dân đến viếng, thắp hương tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Cán bộ, đảng viên, nhân dân đến viếng, thắp hương tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Giữa rừng đước, một niềm tin sáng mãi

Đã thành thông lệ, trước các sự kiện trọng đại của đất nước, các ngày lễ lớn, hay dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đều tổ chức lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tại đền thờ Bác. Nơi đây không những là nơi sinh hoạt chính trị-văn hóa, mà còn là “địa chỉ đỏ” để tiếp tục khơi dậy niềm tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên của vùng đất giàu truyền thống cách mạng.

Ngay sau những ngày tháng 4 lịch sử kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước vừa qua, người dân Cà Mau lại rộn ràng chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tại nhiều địa phương trong tỉnh, các đền, phủ thờ Bác Hồ luôn nhộn nhịp người đến viếng thăm, dâng hương tưởng niệm.

Về xã Viên An (huyện Ngọc Hiển), tại ngã ba sông Cái Lớn và sông Ông Trang, đền thờ Bác hiện lên trang nghiêm giữa vùng rừng ngập mặn. Cách đây gần 56 năm, vào ngày 6/9/1969, chỉ ít ngày sau khi Bác Hồ từ trần, đồng chí Trần Văn Thế, Bí thư Chi bộ ấp Ông Trang đã triệu tập họp chi bộ, lấy ý kiến nhân dân xây dựng đền thờ Bác. Tuy trong hoàn cảnh chiến tranh đang diễn ra ác liệt, Đảng bộ và nhân dân địa phương vẫn quyết tâm xây dựng đền thờ Bác bằng cây lá sẵn có tại rạch Ông Bọng, như một cách để tỏ lòng kính yêu và tiếc thương vô hạn đối với Người.

Điều đặc biệt, dù chỉ cách đồn địch chừng 2km, song trong suốt những năm kháng chiến, ngôi đền vẫn vững vàng giữa rừng, không bị xâm phạm. Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển Nguyễn Hồng Vệ cho biết: “Từ khi đền được dựng cho đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, địch không dám vào phá, bởi nhân dân địa phương đã thề sống chết bảo vệ đền thờ Bác”.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ và nhân dân xã Viên An quyết định di dời đền về trung tâm xã, xây dựng trên nền cũ của đồn địch, tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị linh thiêng của công trình. Đến năm 1996, đền thờ Bác Hồ tại đây được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh.

“Các tầng lớp nhân dân Cà Mau lấy đền thờ Bác Hồ là biểu tượng của niềm tin tất thắng, động viên nhau biến đau thương thành hành động cách mạng, vượt lên gian khổ, quyết chiến đấu cho đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn”, ông Bảy Trị kể.

Sức mạnh tinh thần kiến thiết tương lai

Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách chưa có điều kiện ra Hà Nội thăm Lăng Bác, tỉnh Cà Mau đã xin phép Trung ương xây dựng mô hình nhà sàn và ao cá Bác Hồ tại địa phương. Nhận được sự ủng hộ từ Trung ương, công trình được thiết kế và thi công theo đúng nguyên mẫu tại Thủ đô Hà Nội, với tỷ lệ 1/1. Ngày 19/5/1995, nhân dịp kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình được khánh thành trong niềm xúc động, tự hào của hàng chục nghìn người dân nơi cực nam của Tổ quốc.

Theo thống kê của Bảo tàng tỉnh Cà Mau, hiện toàn tỉnh có 19 công trình đền thờ Bác được bảo tồn và tôn tạo, trở thành những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Nhiều đền thờ được đầu tư xây dựng khang trang tại các xã: Viên An (huyện Ngọc Hiển), Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân), Trí Phải (huyện Thới Bình), thị trấn Cái Nước, thị trấn Đầm Dơi và Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên Văn hóa Cà Mau giữa trung tâm thành phố Cà Mau.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh cho biết: “Việc gìn giữ và trùng tu đền thờ Bác xuất phát từ tình cảm, sự kính trọng sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau. Đây không chỉ là nơi tưởng niệm mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, của sức mạnh nội sinh giúp tỉnh vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển”.

Tại Cà Mau, ở nhiều nơi chưa có điều kiện xây dựng đền thờ, người dân lập bàn thờ Bác tại gia đình, treo ảnh Bác ở nơi trang trọng nhất, thắp hương vào những dịp lễ, sinh nhật hoặc ngày giỗ Bác. Ở một số địa phương, chi bộ, hội viên còn tổ chức báo công với Bác, như một cách gìn giữ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, giáo dục thế hệ trẻ sống có lý tưởng cách mạng, có trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành giới thiệu bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” được trao giải thưởng nhà nước.

Người ghi sử bằng khoảnh khắc

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Trưởng ban Biên tập Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm ảnh 'để đời' mang tính lịch sử và giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện khát vọng hòa bình.
Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Tất cả những gì Khiết hái lượm được, anh chọn lọc lấy cái tinh túy nhất để lột xác, để hóa thân vào trang giáo án, vào những bài báo, vào những áng văn, dâng cho đời ngào ngạt những hoa thơm, trái ngọt. Đó chính là lẽ sống của nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết.

fb yt zl tw