Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Quang cảnh lễ ký kết.
Quang cảnh lễ ký kết.

Phát biểu tại lễ ký kết, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa khẳng định, việc kể câu chuyện Việt Nam với thế giới không còn chỉ giới hạn trong các hoạt động ngoại giao truyền thống mà cần sử dụng hiệu quả các nền tảng công nghệ số, tiến bộ kỹ thuật hiện đại để lan tỏa đến những đối tượng công chúng mới, đặc biệt là giới trẻ toàn cầu. TikTok với hàng tỷ người dùng và khả năng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành đối tác giúp truyền tải hình ảnh Việt Nam một cách sống động, gần gũi và dễ tiếp cận hơn.

Một trong những trọng tâm nổi bật trong khuôn khổ bản ghi nhớ hợp tác là phối hợp quảng bá Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng diễn ra trong sáu tháng, với hơn 160 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia, dự kiến thu hút khoảng 28 triệu lượt khách tham quan.

Nhà Triển lãm Việt Nam được thiết kế như một không gian kể chuyện, giới thiệu về bản sắc, thành tựu phát triển, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, thương mại và đầu tư… thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, công nghệ và truyền thông đa phương tiện.

Theo thống kê, ngày cao điểm, Nhà Triển lãm Việt Nam đón khoảng 10 nghìn lượt khách, trong đó có sự hiện diện của nhiều lãnh đạo các tỉnh, thành phố và địa phương của Nhật Bản, các nhà đầu tư và công chúng quốc tế. Bên cạnh các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giới thiệu di sản, trong không gian triển lãm diễn ra các hoạt động kết nối doanh nghiệp, trưng bày sản phẩm sáng tạo, giới thiệu các ngành nghề truyền thống và tổ chức sự kiện tương tác sinh động.

Nền tảng TikTok sẽ đóng vai trò hỗ trợ truyền thông, đưa hình ảnh Nhà Triển lãm Việt Nam lan tỏa rộng rãi tới bạn bè quốc tế, đặc biệt thông qua các chiến dịch truyền thông số với sự tham gia của các KOLs và các nhà sáng tạo nội dung. Đây cũng là dịp để giới nghệ sĩ Việt Nam tiếp cận gần hơn với công chúng quốc tế, khẳng định giá trị văn hóa đương đại bên cạnh các di sản truyền thống.

Việc tăng cường hiện diện của văn hóa Việt tại những diễn đàn toàn cầu như EXPO 2025 góp phần khẳng định hình ảnh một quốc gia năng động, giàu bản sắc, sẵn sàng hội nhập và đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế.

Quảng bá văn hóa Việt trên môi trường số.
Quảng bá văn hóa Việt trên môi trường số.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ, trong bảy năm hoạt động tại Việt Nam, TikTok luôn đồng hành với các cơ quan quản lý trong quảng bá di sản, điểm đến văn hóa và các hoạt động nghệ thuật đặc sắc. "Lần đầu tiên, thông qua hợp tác với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chúng tôi có cơ hội cùng góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trong một khuôn khổ mang tầm toàn cầu như EXPO 2025", ông Nguyễn Lâm Thanh chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở EXPO 2025 Osaka, việc quảng bá văn hóa Việt trên môi trường số sẽ là chiến lược dài hạn giúp văn hóa trở thành sức mạnh mềm trong giao lưu quốc tế. Những giá trị đặc trưng như nghệ thuật dân gian, ẩm thực truyền thống, trang phục dân tộc, phong tục, nghi lễ… sẽ được tái hiện dưới góc nhìn hiện đại, dễ tiếp cận, tạo ra trải nghiệm vừa trực quan, sinh động vừa sâu sắc về bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh việc hỗ trợ truyền thông tại EXPO 2025, TikTok sẽ tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng về nền tảng số cho đội ngũ nhân lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có năng lực truyền thông trong thời đại số.

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và các công nghệ trình diễn mới, việc truyền tải văn hóa ngày nay không còn bó hẹp trong các hình thức truyền thống mà đang mở rộng sang lĩnh vực tương tác số, trải nghiệm ảo, truyền thông xã hội. Việc hợp tác giữa cơ quan quản lý văn hóa và các nền tảng số cho thấy tầm nhìn mở và linh hoạt trong phương pháp tiếp cận đối ngoại văn hóa của Việt Nam. Đây là cách tiếp cận mới, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước một cách chân thực, gần gũi với ngôn ngữ hiện đại.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

fb yt zl tw