Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào (đứng giữa) nhận Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu 2025. (Ảnh: Hội Kiến trúc sư Việt Nam)
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào (đứng giữa) nhận Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu 2025. (Ảnh: Hội Kiến trúc sư Việt Nam)

Theo thông tin từ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu được sáng lập năm 2006 bởi Giáo sư, Tiến sĩ người Đức Jana Revedin. Từ năm 2011, giải thưởng được UNESCO bảo trợ và là một trong những giải thưởng lớn nhất trong hệ thống giải thưởng của Hiệp hội Kiến trúc sư thế giới UIA, tôn vinh nhiều kiến trúc sư tiên phong trong tư duy đổi mới, nhân văn và sinh thái.

Tại Venice (Italia), Ban tổ chức Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025 đã trao giải thưởng cho kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Năm nay, giải thưởng được trao cho 5 kiến trúc sư đến từ Việt Nam, Morocco, Ecuador, Đức, Pháp - Mỹ, với tiêu chí vinh danh các kiến trúc sư có đóng góp xuất sắc trong việc thúc đẩy kiến trúc vì con người, vì cộng đồng và vì hành tinh.

Giải thưởng đã ghi nhận hành trình hơn hai thập kỷ của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào trong việc kiến tạo những công trình kiến trúc mang tính cộng đồng sâu sắc, hài hòa với môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa – từ vùng cao nguyên đá Hà Giang đến miền trung nắng gió.

Khi nhận giải tại Italia, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào đã chia sẻ: “Kiến trúc không chỉ là xây dựng công trình, mà là xây dựng con người và cộng đồng. Chúng ta không làm kiến trúc cho bản thân, mà làm để kết nối, lắng nghe và đồng sáng tạo cùng xã hội”.

"Hoa rừng" - công trình Trường tiểu học Lũng Luông ở huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), một thiết kế kiến trúc bền vững và vì cộng đồng của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào cùng các cộng sự. (Ảnh: Hội Kiến trúc sư Việt Nam)
"Hoa rừng" - công trình Trường tiểu học Lũng Luông ở huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), một thiết kế kiến trúc bền vững và vì cộng đồng của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào cùng các cộng sự. (Ảnh: Hội Kiến trúc sư Việt Nam)

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào (sinh năm 1971, tại Hà Nội), sáng lập và là Trưởng Văn phòng kiến trúc 1+1>2. Những tác phẩm do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế đã giành được khoảng 100 giải thưởng kiến trúc, văn hóa nghệ thuật... trong nước và quốc tế.

Với cách tiếp cận kết hợp tri thức hàn lâm và kinh nghiệm dân gian, yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa cốt lõi, thiết kế của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là minh chứng hiệu quả cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc địa phương trong bối cảnh đương đại.

Các dự án của ông không chỉ là công trình xây dựng mà còn là những biểu tượng của sự chia sẻ tri thức, tôn trọng bản sắc, thúc đẩy phát triển bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Báo chí góp phần giữ hồn di sản

Trong dòng chảy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, báo chí không chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thông tin mà còn là “người kể chuyện” đầy trách nhiệm, góp phần gìn giữ ký ức cộng đồng...

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Tái hiện hành trình vượt vũ môn bằng hội họa

Chiều 18/6, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, triển lãm tranh "Sĩ tử 2" đã chính thức khai mạc. Triển lãm do Nhau Studio phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Hiệp hội màu nước quốc tế chi nhánh tại Việt Nam tổ chức.

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

Lễ trao giải Cuộc thi viết tản văn, thơ về "Người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ" do Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại Phòng Thượng viện, Nhà Quốc hội Hungary, ngày 15/6. Tuyển tập gồm 50 tác phẩm của các nữ tác giả người Việt ở nước ngoài chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Phát hiện khu vực cư trú ở di sản thế giới Mỹ Sơn

Tại khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đang triển khai song song hai dự án khai quật khảo cổ, bảo tồn nhóm tháp L và nhóm E, F, với mục tiêu quan trọng là bảo tồn các yếu tố gốc của di sản, tiếp tục nhận diện giá trị còn tiềm ẩn của di sản thế giới Mỹ Sơn, từng bước góp phần hồi sinh toàn bộ diện mạo của khu đền tháp.

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Nét riêng trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn: Khi cô dâu tự về nhà chồng

Đám cưới của người Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai không chỉ là chuyện đôi lứa nên duyên mà còn là một không gian văn hóa thu nhỏ, phản ánh mối liên kết giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong đó, phong tục cô dâu tự về nhà chồng là một nét riêng đầy bất ngờ đối với nhiều du khách phương xa.

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Viết tiếp thanh xuân về bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những trang nhật ký "dở dang"

Thông qua cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành), độc giả được dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện của một nữ chiến sĩ bình dị, một người con gái Hà Nội tinh khôi, giàu tri thức, lý tưởng và chan chứa yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn, trước khi bước vào chiến trường.

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Ngôi đền bên bờ sông Hồng

Vùng đất Thái Niên, huyện Bảo Thắng được dòng sông Mẹ bồi đắp nên những bờ bãi phù sa màu mỡ, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ. Trải qua quá trình lịch sử, nơi đây đã hình thành nên những giá trị văn hóa lâu đời, trong đó, đền Mẫu có lịch sử hơn 200 năm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu giống như “cột mốc” văn hóa tâm linh trên thượng nguồn sông Hồng.

Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng

Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng

Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tại thành phố Lào Cai đang chuyển biến tích cực. Từ quảng trường, công viên đến khu dân cư, người dân đã và đang hành động mỗi ngày để xây dựng không gian sống xanh - sạch - đẹp.

fb yt zl tw