Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân, tưởng nhớ và lan tỏa sâu sắc hơn nữa những giá trị vĩ đại mà Người để lại tới toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Triển lãm 135 ảnh tư liệu Bác Hồ tại Khu Phủ Chủ tịch (1954 - 1969).
Triển lãm 135 ảnh tư liệu Bác Hồ tại Khu Phủ Chủ tịch (1954 - 1969).

Đến với Triển lãm Quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”, công chúng được xem rất nhiều hình ảnh, tài liệu quý giá được sưu tầm, khai thác từ các cơ quan lưu trữ, bảo tàng, di tích, thư viện, cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước.

Qua các hình ảnh, tài liệu trưng bày triển lãm đã khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Người trong lịch sử dân tộc và thời đại, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn vô hạn đối với vị Lãnh tụ đã dành trọn đời mình cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

Cũng trong dịp này đã diễn ra triển lãm 135 ảnh tư liệu Bác Hồ tại Khu Phủ Chủ tịch (1954 - 1969). Triển lãm trưng bày 135 bức ảnh tư liệu đặc sắc, được Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch dày công sưu tầm, hệ thống. Đây là những khoảnh khắc chân thực, sống động về các hoạt động của Bác trong không gian Khu Phủ Chủ tịch, nơi Người đã sống và làm việc trong 15 năm cuối cùng (1954 -1969), điểm dừng chân lâu nhất trong hành trình 79 mùa xuân của cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

135 bức ảnh không chỉ là tư liệu quý giá mà còn là cầu nối gợi lại những kỷ niệm thiêng liêng, sâu sắc về Người; là ký ức đẹp đẽ, thân thương, nhắc nhở mỗi người về một cuộc đời bình dị mà vĩ đại, luôn dành trọn tình yêu thương cho đồng bào và đất nước, mãi mãi tỏa sáng trong lòng mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Phòng Hiện vật kể chuyện với trưng bày chuyên đề “Bác Hồ với miền Nam - Miền Nam với Bác Hồ” mang đến cho người xem rất nhiều cảm xúc. Trưng bày là hoạt động đặc biệt ý nghĩa, khắc họa chân thực và xúc động tình cảm thiêng liêng, sâu nặng giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng bào, chiến sĩ miền Nam ruột thịt.

Với 45 tài liệu, hiện vật gốc được tuyển chọn kỹ lưỡng từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh và nhiều nguồn tư liệu quý khác, trưng bày đưa người xem sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng, với tình cảm sâu nặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho miền Nam ruột thịt cũng như tình cảm thủy chung son sắt của miền Nam thương nhớ gửi đến Người.

Cùng với các hoạt động trưng bày, trong dịp này cuốn sách “135 chuyện kể về Bác Hồ” cũng được ra mắt, cuốn sách tập hợp 135 câu chuyện kể chân thực, giản dị mà sâu sắc, được ghi lại từ ký ức của những cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã từng sống, làm việc và học tập gần Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ năm 1954 đến 1969.

Qua từng trang sách, hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu hiện lên vừa chân thực vừa sống động: “Người là Cha, là Bác, là Anh” với lối sống vô cùng khiêm tốn, giản dị.

Mỗi câu chuyện, mỗi ký ức trong cuốn sách không chỉ tái hiện chân thực về cuộc đời giản dị, thanh cao của Bác, mà còn chứa đựng những bài học vô giá về đạo đức cách mạng, về lối sống và nhân cách lớn lao của Người.

Chương trình trải nghiệm di sản Hồ Chí Minh dành cho học sinh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cũng là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, nhằm giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước và khơi dậy tình cảm kính yêu Bác Hồ trong thế hệ trẻ. Chương trình nổi bật với hoạt động “Nghe hiện vật kể chuyện”; tham gia giao lưu, chia sẻ cảm nhận và tham quan nơi ở, làm việc của Bác. Qua đó, các em hiểu hơn về cuộc đời, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw