Giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với các dự án khai thác, chế biến quặng apatit

Chiều 27/8, UBND tỉnh Lào Cai có buổi làm việc với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giải quyết khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án của Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam (Công ty Apatit Việt Nam).

T2.jpg
Quang cảnh buổi làm việc.

Dự buổi làm việc về phía Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) có đồng chí Phùng Quang Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem; đồng chí Lê Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Vinachem; lãnh đạo Công ty Apatit Việt Nam; đại diện một số phòng, ban của Vinachem và Công ty Apatit Việt Nam.

Làm việc với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, UBND thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 2 đơn vị thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là Công ty Apatit Việt Nam và Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem hoạt động trên các lĩnh vực khai thác, chế biến các loại apatit.

T9.jpg
Lãnh đạo Công ty Apatit Việt Nam báo cáo công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Hiện nay, Công ty Apatit Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép khai thác khoáng sản tại 5 khai trường (khai trường 20 - 22 đã hết trữ lượng được phép khai thác; Mỏ Cóc; Ngòi Đum - Đông Hồ; khai trường 19) và sử dụng quặng III tại 11 kho lưu với tổng trữ lượng được phép khai thác là 46.800.000 tấn, trong đó quặng I khoảng 800.000 tấn; quặng II khoảng 12.000.000 tấn; quặng III khoảng 34.000.000 tấn.

Toàn bộ quặng apatit do công ty sản xuất được cung cấp làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón trên cả nước, trong đó tỷ lệ cung cấp cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2023, chiếm 46,5% và 7 tháng năm 2024, chiếm 46%.

Theo đánh giá tại buổi làm việc, thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nhiều dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam triển khai trên địa bàn, đặc biệt là những khó khăn trong đền bù, giải phóng mặt bằng như: Khai trường 18, 19, Ngòi Đum - Đông Hồ, Mỏ Cóc 1, Cam Đường 2...

T7.jpg
Các đại biểu thảo luận việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án khai thác, chế biến quặng apatit.

Qua rà soát, đánh giá việc thực hiện nội dung theo Thông báo số 67/TB-UBND ngày 2/4/2024 của Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, các phần việc đều đã được các sở, ngành, đơn vị của tỉnh và Công ty Apatit Việt Nam triển khai, nhưng tiến độ thực hiện một số nội dung, phần việc vẫn còn chậm so với yêu cầu đề ra do vướng mắc một số thủ pháp lý quy định.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Công ty Apatit Việt Nam đã báo cáo những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng ở các khu khai trường Ngòi Đum - Đông Hồ, Mỏ Cóc 1, Cam Đường, khai trường 19; đề nghị chuyển đổi bãi thải rắn số 2 dự án khai trường Cam Đường 2 tại vị trí mặt bằng kho lưu quặng III - Cam Đường 2 thành bãi thải số 4 Nhà máy Tuyển Cam Đường để chứa bùn thải quặng đuôi…

T6.jpg
Lãnh đạo huyện Bảo Thắng phát biểu tại buổi làm việc.

Đối với các nội dung đề xuất của Công ty Apatit Việt Nam, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã thảo luận đưa ra phương án, lộ trình phối hợp thực hiện giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phùng Quang Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của tỉnh và các sở, ngành liên quan đã hỗ trợ, phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án của Công ty Apatit Việt Nam. Đồng thời, yêu cầu Công ty Apatit Việt Nam cần phải chủ động hơn nữa để thực hiện hiệu quả các nội dung theo kết luận tại các buổi làm việc giữa UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

T5.jpg
Đồng chí Phùng Quang Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem phát biểu tại buổi làm việc.

Đề nghị UBND tỉnh và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, hằng quý cho tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án của Công ty Apatit Việt Nam.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với Công ty Apatit Việt Nam rất tốt, trong thời gian tới cần thực hiện quyết liệt, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa để đảm bảo tiến độ công việc.

T3.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.

Đối với đề xuất, những vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng tại các khai trường, bãi thải, việc đổ thải quặng đuôi vào kho lưu quặng, sử dụng kho lưu quặng, gia hạn thuê đất… giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, UBND thành phố Lào Cai, UBND huyện Bảo Thắng và Công ty Apatit Việt Nam phối hợp, thống nhất nội dung, công việc thực hiện.

Liên quan đến diện tích đất rừng 2,83 ha thuộc khai trường 19, Công ty Apatit Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sớm trình UBND tỉnh.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh yêu cầu Công ty Apatit Việt Nam rà soát kế hoạch khai thác, sử dụng quặng apatit theo lộ trình đến 2030 và 2050 để tỉnh đưa vào quy hoạch sử dụng đất chung của tỉnh. Tỉnh sẽ luôn tạo điều kiện để Công ty Apatit Việt Nam nâng cao sản lượng khai thác, chế biến quặng apatit, phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất trên địa bàn tỉnh Lào Cai và cả nước.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/BTGDVTU, ngày 31/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Chương trình công tác tuyên giáo và dân vận năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai năm 2025”.

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Đó là phát biểu của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc phối hợp tháo gỡ, vướng mắc cho các dự án sản xuất công nghiệp của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Buổi làm việc diễn ra chiều 3/4 tại thành phố Lào Cai.

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

fb yt zl tw