Giá xăng tăng, RON 95 vượt 22.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước hôm nay (13/6) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng. Mỗi lít xăng RON 95 tăng 260 đồng, giá bán là 22.230 đồng/lít.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (13/6).

Theo đó, giá xăng E5 tăng 170 đồng/lít, giá bán là 21.310 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 260 đồng, giá bán lên mức 22.230 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu diesel cũng được điều chỉnh tăng 220 đồng/lít, giá bán ở mức 19.640 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu trước đó (ngày 6/6), giá xăng dầu được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh theo hướng giảm giá tất cả mặt hàng.

Cụ thể, giá xăng E5 giảm 610 đồng/lít, về 21.140 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 540 đồng/lít, giá bán còn 21.970 đồng/lít.

Giá dầu diesel cũng được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán ở mức 19.420 đồng/lít. Còn giá dầu hỏa hạ 380 đồng/lít, xuống mức 19.550 đồng/lít.

Tương tự các kỳ điều hành trước đó, ở kỳ điều hành ngày 6/6, liên bộ Công Thương - Tài chính không trích cũng không chi sử dụng từ Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu.

xang-dau-1040-757-1948.jpg
Giá xăng được điều chỉnh tăng. Ảnh: Nguyễn Huế

Thông tin từ Bộ Công Thương, trong tháng 6, cơ quan này sẽ có tờ trình gửi Chính phủ về nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu. Với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương kiến nghị việc tiếp tục giữ hay không giữ quỹ, căn cứ theo quy định của Luật Giá 2023 có hiệu lực từ 1/7.

Theo Bộ Công Thương, với việc thực hiện chu kỳ điều hành giá 7 ngày/lần như hiện nay, mức biến động giá giữa 2 lần điều chỉnh cơ bản không lớn, giá xăng dầu trong nước cơ bản bám sát diễn biến giá thế giới. Các doanh nghiệp đã chủ động tính toán được mức giá, lên kế hoạch nhập hàng, nguồn cung xăng dầu cơ bản được đảm bảo.

"Do đó, tác động của điều chỉnh giá bán xăng dầu lên tình hình kinh tế - xã hội không lớn, rất ít khi phải dùng đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu", Bộ Công Thương cho hay.

Còn theo dữ liệu từ Bộ Tài chính, đến cuối năm 2023, Quỹ bình ổn giá xăng dầu có số dư hơn 6.655 tỷ đồng. Nhưng trong 5 tháng đầu năm nay, quỹ này được chi rất nhỏ giọt. Trong nhiều kỳ điều hành giá xăng dầu vừa qua, liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định không chi cũng không trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thông tin, việc tham gia và rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, trong đó xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên không là ngoại lệ.

Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, Bộ Công Thương đã giao tổng nguồn tối thiểu (gồm nhập khẩu và mua xăng dầu trong nước) cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Từ đầu năm đến nay, về cơ bản, các đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc tổng nguồn tối thiểu được phân giao nguồn cung xăng dầu, đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng sắp phá vỡ mọi kỷ lục

Giá vàng sắp phá vỡ mọi kỷ lục

Sáng nay (20/5), giá vàng thế giới tăng mạnh lên 2.425 USD/ounce. Giá vàng trong nước được dự báo sẽ tăng trở lại và sớm phá kỷ lục cũ bất chấp các phiên đấu thầu vàng tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước.

Xuất khẩu gạo: Làm gì để chinh phục thị trường khó tính?

Xuất khẩu gạo: Làm gì để chinh phục thị trường khó tính?

Theo dự báo, nguồn cung gạo toàn cầu giảm do một số quốc gia vẫn hạn chế xuất khẩu gạo và tình hình thời tiết khắc nghiệt khi mưa lũ, thiên tai, nắng hạn đã làm giảm nguồn cung lúa gạo. Vì vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ khởi sắc và có cơ hội tiếp cận thêm nhiều thị trường khó tính.

fb yt zl tw