Festival Tôm Cà Mau 2023 - Tự hào thương hiệu Việt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Untitled-1.jpg

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức.

Sự kiện nhằm giới thiệu những thành tựu, tiềm năng của ngành hàng tôm, các sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau, các tỉnh vùng ĐBSCL đến các địa phương trong nước và bạn bè quốc tế.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban tổ chức Festival Tôm Cà Mau, nhấn mạnh: “Để đạt mục đích, ý nghĩa nêu trên, trong khuôn khổ sự kiện, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động trên địa bàn TP Cà Mau và các huyện trong tỉnh. Bên cạnh đó, Festival Tôm còn được lồng ghép với Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 do Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Cà Mau tổ chức, càng làm tăng quy mô và ý nghĩa cho sự kiện”.

Không gian triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP khoảng 400 gian hàng với hoạt động trưng bày các mô hình, công nghệ sản xuất giống; công nghệ, thiết bị hỗ trợ quản lý ao nuôi; công nghệ chế biến thuỷ sản; sản phẩm tôm chế biến, đặc sản tươi sống kết hợp với khu vực phục vụ ẩm thực từ các nhà hàng nổi tiếng của tỉnh Cà Mau.

Tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội thi như: Diễn đàn Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; Hội nghị kết nối giao thương sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL và chuỗi các hội thảo chuyên đề ngành tôm; các hội thi sản phẩm OCOP… để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh ngành hàng tôm và các sản phẩm OCOP.

Các hoạt động trải nghiệm văn hoá, vui chơi giải trí bao gồm các trò chơi dân gian, lễ hội diễu hành đường phố và tham quan du lịch ở các điểm du lịch đặc sắc của Cà Mau, kết hợp với du lịch trải nghiệm các loại hình nuôi tôm của tỉnh.

Trên tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, UBND tỉnh Cà Mau tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác chuẩn bị. Đến nay, đã xác nhận đăng ký gần 400 gian hàng, gồm các hạng mục chủ yếu về ngành tôm (thiết bị dây chuyền, công nghệ chế biến, mô hình nuôi, sản phẩm tôm chế biến, thuỷ sản tươi sống…) và khu vực trưng bày sản phẩm OCOP theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT.

Công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, trang trí hệ thống ánh sáng đường phố đang được UBND TP Cà Mau triển khai thực hiện đồng bộ.

Nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế thuỷ sản của tỉnh, tạo cơ hội mời gọi đầu tư, hướng đến phát triển bền vững, các địa phương trong tỉnh đã và đang tích cực phối hợp chuẩn bị các điều kiện tham gia Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023.

“Hiện nay, xưởng đang chạy hết công suất để giải quyết đơn hàng hằng ngày, cũng như chuẩn bị những sản phẩm tham gia trưng bày, giới thiệu với khách hàng, đối tác trong tỉnh, cũng như khu vực”, bà Lê Hồng Diệp, chủ hộ kinh doanh Quách Tệt, cho biết.

Huyện Đầm Dơi là một trong những địa phương đứng đầu về các sản phẩm OCOP của tỉnh, với hơn 40 sản phẩm. Trong đó, có 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, còn lại là sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện tại, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm Cà Mau đang được địa phương đẩy mạnh tuyên truyền. Qua đó, có 7 chủ thể đăng ký tham gia vào không gian trưng bày, triển lãm với hơn 20 sản phẩm OCOP.

“Một số sản phẩm tiêu biểu của Năm Căn phải kể đến là bánh phồng tôm, bánh phồng chuối và bánh phồng môn của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát; tôm sú sinh thái của Hợp tác xã Tài Thịnh Phát Farm; bánh phồng tôm của Công ty TNHH SX-TM-DV Kiên Cường... Trong đó, 12 sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP 3 sao. Ðây cũng là những sản phẩm tiềm năng huyện đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận 4 sao thời gian tới”, ông Lê Văn Sin, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết.

Tỉnh Cà Mau đã sẵn sàng đón ngày hội lớn, với phương châm hoàn thiện để hội nhập và phát triển./.

Báo Cà Mau

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

fb yt zl tw