Đường vào xã Nậm Chạc chậm tiến độ, người dân gặp nhiều khó khăn

Tuyến đường từ Tỉnh lộ 156 dẫn vào trung tâm xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát) được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà dự án đang chậm tiến độ, khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.

Đơn vị thi công… “lặn mất tăm”

Theo thiết kế, công trình nâng cấp tuyến đường từ Tỉnh lộ 156 vào xã Nậm Chạc có chiều dài khoảng 3,8 km. Điểm đầu tuyến giao với Tỉnh lộ 156 tại lý trình Km37+550 (cầu Nậm Chạc); chiều rộng nền đường 6,5 m, chiều rộng mặt đường 3,5 m, chiều rộng lề đường 3,0 m; hệ thống an toàn giao thông được thiết kế theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Công trình được khởi công từ ngày 28/12/2021, hoàn thành 25/12/2022; tổng mức đầu tư khoảng 14 tỷ đồng.

Anh 1 (6).jpg
Anh 1 (7).jpg
Công trình thi công dang dở khiến người dân gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù đã quá thời gian hoàn thành gần 10 tháng nhưng đến thời điểm này, tuyến đường vẫn như một “bãi chiến trường”, trời nắng thì bụi bẩn, còn những hôm mưa thì lầy lội, người dân đi lại vô cùng khó khăn, vất vả.

Mỗi lần lái xe vào trung tâm xã Nậm Chạc giao hàng, anh Hoàng Văn Đại, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng lại mỏi nhừ người do phải đánh lái liên tục, uốn lượn trên con đường lồi lõm. Anh Đại cho biết: Tôi thấy con đường này thi công từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa xong. Đơn vị thi công múc hết cả đường bê tông cũ nhưng không thực hiện trải thảm mà để đường đất lầy lội, mấp mô, thậm chí có điểm sạt lở cũng không ai hót dọn. Nhiều lần đi giao hàng, được nửa đường tôi phải quay xe ra do không thể đi tiếp vì đường quá lầy lội, trơn trượt. Tôi đi khắp nơi nhưng chưa thấy đường xấu như thế này.

Với những người dân Nậm Chạc, hằng ngày, thậm chí hằng giờ phải di chuyển trên tuyến đường thì nỗi cực nhọc còn lớn hơn rất nhiều. Chị Vàng Thị Mẩy, thôn Suối Thầu, xã Nậm Chạc cho biết: Hằng ngày tôi đi qua con đường này, trời mưa thì rất khó đi vì xuất hiện nhiều “ổ voi, ổ gà”, có đoạn chúng tôi phải xuống xe dắt bộ. Nhiều người phải đi đường vòng xa thêm mấy km để vào được trung tâm xã hoặc ngược lại.

Việc đường chậm tiến độ, đi lại khó khăn ảnh hưởng rất lớn tới người dân Nậm Chạc, đặc biệt là thời điểm thu hoạch nông sản. Có những tư thương thu mua nông sản đã lợi dụng việc đường xấu để ép giá người dân.

Vừa qua, để ô tô có thể vào thu mua sắn của người dân, chính quyền địa phương đã nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân chở đất, đá đổ tạm vào những “ổ voi, ổ gà”. Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp tạm thời, bởi cứ mưa là đường lại trở nên lầy lội, trơn trượt.

Chở xe lúa từ ruộng về nhà trên đoạn đường gần 2 km nhưng anh Lò Văn Thắng, thôn Nậm Chạc, xã Nậm Chạc phải mất gần 30 phút. Anh Thắng cho biết: Đoạn đường thi công mấy năm chưa xong, nhiều đoạn trơn trượt, lồi lõm nên người dân đi lại rất vất vả.

Được biết, tuyến đường từ Tỉnh lộ 156 vào trung tâm xã Nậm Chạc trước đây đã được đổ bê tông kiên cố, đi lại thuận lợi, từ khi triển khai mở rộng, đơn vị thi công đã phá bỏ toàn bộ nền đường cũ. Theo phản ánh của người dân địa phương, sau tết Nguyên Đán 2023 đơn vị thi công có bố trí một vài phương tiện máy móc, nhân lực thi công trở lại. Tuy nhiên, việc thi công chỉ diễn ra hời hợt trong khoảng một tháng, sau đó rút hết máy móc và không thấy trở lại.

Cơ quan, đơn vị liên quan nói gì?

Được biết, Công trình Nâng cấp tuyến đường từ Tỉnh lộ 156 vào UBND xã Nậm Chạc do UBND huyện Bát Xát làm chủ đầu tư; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát đại diện chủ đầu tư; đơn vị thi công là Công ty Phúc Hưng (Thanh Hóa).

Anh 1 (4).jpg
Một số điểm có nguy cơ sạt lở, tiềm ẩn nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ông Tráng A Chạp, trưởng thôn Nậm Chạc, xã Nậm Chạc cho biết: Tuyến đường chậm tiến độ nên ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân. Hiện đang là mùa bán sắn nhưng do giao thông không thuận lợi nên tiểu thương rất khó vào từng thôn để thu mua. Ngoài ra, những hộ dân ở thôn Cửa Suối, thôn Biên Hòa, hằng ngày rất vất vả khi phải đi - về nhiều lượt trên con đường này để đưa - đón con vào các điểm trường trung tâm xã học tập. Chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai gì. Đặc biệt, nhiều người dân ở xã Nậm Chạc làm thuê cho đơn vị thi công nhưng chưa lấy được tiền công.

Được biết, UBND xã Nậm Chạc đã nhiều lần có văn bản kiến nghị lên Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Bát Xát và các cơ quan liên quan đề nghị có phương án tiếp tục triển khai thi công tuyến đường Tỉnh lộ 156 vào UBND xã Nậm Chạc. Tuy nhiên, địa phương không một lần nhận được phản hồi và tuyến đường tiếp tục chậm tiến độ.

Anh 1 (2).jpg
Anh 1 (3).jpgĐường xấu chậm tiến độ ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của người dân.

Để có thông tin đa chiều, đồng thời làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ cũng như giải pháp của chủ đầu tư trong việc tiếp tục triển khai thi công công trình, chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát.

Qua điện thoại, ông Nguyễn Tuấn Ngọc cho biết: Chúng tôi đang gửi hồ sơ Công trình Nâng cấp tuyến đường từ Tỉnh lộ 156 vào UBND xã Nậm Chạc ra Sở Kế hoạch và Đầu tư làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Khi thanh lý xong thì chúng tôi tiếp tục triển khai. Còn các anh phỏng vấn thì tôi cũng chỉ nói nội dung doanh nghiệp (Công ty Phúc Hưng – PV) không đủ khả năng làm.

Nói thêm về nguyên nhân chậm tiến độ, ông Ngọc khẳng định, công trình này là dân hiến đất, kinh phí giải phóng mặt bằng là không có, xã với dân cam kết bàn giao mặt bằng để cho chủ đầu tư triển khai thực hiện. Tuy nhiên, quá trình thi công vướng mắc do một số hộ dân không đồng ý hiến đất.

Về vấn đề này, đại diện UBND xã Nậm Chạc cho biết, trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng, một số hộ gần trung tâm xã Nậm Chạc có chuồng trại chăn nuôi bị ảnh hưởng. Các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, đơn vị thi công cũng hứa hỗ trợ 85 triệu đồng nên các hộ dân đã đồng thuận. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công ty mới hỗ trợ được 20 triệu đồng và tiến độ dự án chậm nên một số hộ dân quay lại không đồng thuận.

Anh 1 (1).jpg
Để xe máy ven đường và đi bộ là lựa chọn của nhiều người dân Nậm Chạc những hôm trời mưa.

Được biết, chuồng trại nuôi nhốt gia súc của khoảng 10 hộ dân (không đồng thuận di dời chuồng trại với lý do mất niềm tin vào lời hứa của Công ty Phúc Hưng) tập trung ven đoạn đường dài khoảng gần 200 m. Như vậy, so với chiều dài 3,8 km của toàn tuyến đường từ Tỉnh lộ 156 vào trung tâm xã Nậm Chạc là không nhiều.

Ông Lù A Hòa, Chủ tịch UBND xã Nậm Chạc cho biết: Chúng tôi mong muốn chủ đầu tư sớm chỉ đạo nhà thầu hoặc có phương án triển khai thi công, hoàn thiện công trình, giảm bớt khó khăn cho người dân trong quá trình đi lại, giao thương hàng hóa.

Theo đại diện chủ đầu tư, đến thời điểm này có thể khẳng định đơn vị thi công không đủ năng lực. Vì thế, hơn lúc nào hết, các cơ quan, đơn vị liên quan cần sớm có giải pháp thay thế nhà thầu, triển khai thi công trở lại tuyến đường, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt là giúp người dân đi lại thuận lợi, an toàn, có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

fb yt zl tw