"Đường sắt Lào Cai - Hải Phòng là hành lang vận tải lớn thứ 2 cả nước"

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng hành lang có nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa lớn thứ 2 của cả nước, chỉ sau hành lang kinh tế Bắc-Nam.

Theo ông Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Xây dựng), Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng sẽ là hành lang có nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa lớn thứ 2 của cả nước, chỉ sau hành lang kinh tế Bắc-Nam.

Cần hơn 2.400 nhân lực cho dự án

Để bảo đảm nguồn nhân lực vận hành, khai thác sau khi dự án hoàn thành, theo ông Tùng, trong quá trình nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, tư vấn đã đề xuất chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo 3 loại hình đào tạo (đào tạo trong nước, đào tạo nước ngoài, kết hợp đào tạo trong và ngoài nước) với 4 cấp trình độ (công nhân kỹ thuật, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ) cho 5 chủ thể (cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị quản lý dự án, đơn vị vận hành khai thác, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu).

Mặt khác, báo cáo nghiên cứu khả thi đã dự kiến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho dự án khoảng 2.431 người bằng kinh phí của dự án. Trong bước tiếp theo, Ban Quản lý dự án Đường sắt sẽ tiếp tục nghiên cứu xác định cụ thể số lượng nhân lực, chi phí, phương án, hình thức đào tạo để đáp ứng đủ nhân sự phục vụ vận hành, khai thác.

Ngoài ra, ông Tùng cũng nhấn mạnh trong quá trình lựa chọn nhà thầu quốc tế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu sẽ có các quy định để các nhà thầu phải ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà trong nước có thể sản xuất, cung cấp; có điều kiện cam kết của nhà thầu về việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đối tác Việt Nam để làm chủ công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, từng bước làm chủ công nghệ.

Đánh giá dự án có tách phần giải phóng mặt bằng và một số địa phương sẽ ứng ngân sách tỉnh, thành phố để triển khai, vị Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt cho rằng việc phân cấp, phần quyền và giao trách nhiệm cho địa phương sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong quá trình chuẩn bị và có thể sớm triển khai công tác giải phóng mặt bằng, công tác tái định cư song song với quá trình triển khai phê duyệt dự án; bảo đảm cơ sở pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho địa phương triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho dự án.

Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng sẽ cần rất nhiều nguồn nhân lực để khai thác, vận hành và bảo trì. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng sẽ cần rất nhiều nguồn nhân lực để khai thác, vận hành và bảo trì. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, tư vấn đã nghiên cứu các quy định và đề xuất chính sách liên quan đến quy hoạch. Tại Nghị quyết 187/QH15/2025 Quốc hội đã có chính sách trong đó trường hợp việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án có nội dung khác với quy hoạch có liên quan thì dự án được phê duyệt mà không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch. Sau khi dự án được phê duyệt, các quy hoạch có liên quan phải được kịp thời rà soát, điều chỉnh, cập nhật và công bố,” ông Tùng thông tin thêm.

Kết nối hàng hóa cảng biển, liên vận quốc tế

Về hành lang vận tải dọc tuyến, phía Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết theo định hướng phát triển không gian của quốc gia, đất nước được định hướng theo 13 hành lang kinh tế, trong đó hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng là hành lang có nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa lớn thứ 2 của cả nước.

“Vì vậy, việc xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng trước hết là để phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trong nước trên hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, cùng với đó là phục vụ nhu cầu vận tải hành khách hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh, từ đó phát huy được hết hiệu quả đầu tư của dự án,” ông Tùng nói.

Với kết quả dự báo nhu cầu vận tải, toàn tuyến dự kiến bố trí 18 ga (3 ga lập tàu, 15 ga hỗn hợp). Ngoài ra, để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu, dự kiến bố trí 13 trạm tác nghiệp kỹ thuật.

“Quá trình khai thác, khi nhu cầu vận tải tăng lên sẽ nghiên cứu, nâng cấp một số trạm tác nghiệp kỹ thuật thành ga hỗn hợp và đầu tư bổ sung các ga khi có nhu cầu. Như vậy, việc xác định vị trí và quy mô nhà ga, hướng tuyến của dự án đã được tính toán đầy đủ dựa trên nhu cầu và dự báo tương lai về vận tải hàng hóa,” ông Tùng chia sẻ.

Hơn nữa, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng được xây mới với mục tiêu kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc nhằm triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường” và Kế hoạch hợp tác kết nối trong khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai”, đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn, giảm phát thải.

Hiện nay, Ban quản lý dự án đường sắt tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Dự kiến, dự án được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý 3/2025; hoàn thành thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu một gói thầu xây lắp, khởi công dự án cuối năm 2025./.

Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng được xây mới với mục tiêu kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng được xây mới với mục tiêu kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài hơn 403km, đi qua 9 tỉnh, thành phố, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa Ga Lào Cai mới và Ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), thuộc địa phận thành phố Lào Cai. Điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, thuộc địa phận thành phố Hải Phòng.

Tính toán sơ bộ, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 194.929 tỷ đồng (tương đương khoảng hơn 8 tỷ USD).

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khí thế thi công trên các công trình trọng điểm

Khí thế thi công trên các công trình trọng điểm

Những ngày này, hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trên các công trường, dự án trọng điểm của tỉnh, khí thế lao động, thi đua đang lan tỏa mạnh. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân tập trung triển khai với quyết tâm cao độ, vì mục tiêu vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng.

[Ảnh] Bộ đội làm việc xuyên lễ, giúp người dân dựng nhà ở Sàng Ma Sáo

[Ảnh] Bộ đội làm việc xuyên lễ, giúp người dân dựng nhà ở Sàng Ma Sáo

Với tinh thần “Vượt nắng thắng mưa trên công trường”, ngay trong những ngày nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, những người lính thợ thuộc Tổng Công ty 789 (Bộ Quốc phòng) và cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 vẫn miệt mài bám trụ, ngày đêm khẩn trương xây dựng khu tái định cư để giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Mới khởi công nhưng những ngày qua trên công trường xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) khá nhộn nhịp bởi nhà thầu đẩy nhanh các hướng thi công để đảm bảo công trình hoàn thành vào tháng 9/2026, tức sau 18 tháng thi công.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án bệnh viện

Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án bệnh viện

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong quý II/2025 sẽ phải hoàn thành và đưa vào sử dụng một số bệnh viện từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện. Để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, chủ đầu tư đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đồng thời đôn đốc nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thúc đẩy hàng hóa xuất - nhập khẩu liên vận quốc tế

Thúc đẩy hàng hóa xuất - nhập khẩu liên vận quốc tế

Ga Lào Cai từ lâu đã được coi là một trong những cửa ngõ quan trọng trong giao thương quốc tế của Việt Nam. Với lợi thế vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, tuyến vận tải liên vận quốc tế qua ga Lào Cai đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy kim ngạch xuất - nhập khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực nói chung.

Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Với kinh nghiệm thực hiện giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động phối hợp, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân phải nhường đất ở, đất sản xuất cho dự án.

Khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 phường Pom Hán

Khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 phường Pom Hán

Chiều 11/4, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai tổ chức khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9 (phường Pom Hán, thành phố Lào Cai) theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9.

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

fb yt zl tw