Dự thảo Luật Nhà giáo: Khó vẫn phải làm

Với 5 chính sách và 7 điểm mới, Dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến dự thảo Luật Nhà giáo đến giữa tháng 7.

Tạo thuận lợi cho nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo ghi nhận lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Đây sẽ là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định.

Hiện nay, nhà giáo có 2 nguồn là người được đào tạo sư phạm và người học ngành khác có chứng chỉ sư phạm. Quan điểm của Bộ GDĐT là muốn trở thành nhà giáo cần có 3 yếu tố: kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng giảng dạy. Thiếu một trong những yếu tố này đều không thể làm tốt vai trò nhà giáo. Vì vậy, cần được đào tạo nghề và thi để được cấp chứng chỉ.

Theo ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GDĐT, việc chuẩn hóa đội ngũ bằng chứng chỉ nhà giáo cũng đồng thời đem lại thuận lợi hơn cho nhà giáo nếu có những thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp. Do chứng chỉ này có giá trị sử dụng toàn quốc nên dù nhà giáo dạy học ở đâu cũng không cần phải thực hiện lại chế độ tập sự, giúp giảm được thủ tục cho nhà giáo trong các trường hợp như thuyên chuyển công tác giữa các cơ sở giáo dục dù trong hay ngoài công lập khi nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo nhu cầu của cơ sở giáo dục. Đây cũng là minh chứng đảm bảo đồng đều về chất lượng dạy học và giáo dục giữa các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, khi chứng chỉ này được công nhận, dự kiến sẽ điều chỉnh bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay. Chứng chỉ hành nghề bảo đảm nhiều yêu cầu của hội nhập quốc tế, giúp việc trao đổi nhà giáo giữa các nước được thuận tiện, nhất là việc kiểm soát chất lượng của những người nước ngoài vào hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

Khẳng định Luật Nhà giáo chủ trương nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề không phải nhằm tạo sức ép về văn bằng chứng chỉ với nhà giáo mà là để phát triển, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, một nhà giáo có thể có nhiều văn bằng chứng chỉ, vừa có chứng chỉ dạy ở tiểu học, vừa có chứng chỉ dạy ở trung học, có thể cùng lúc làm nhiều việc nếu đủ năng lực.

Đạt được thống nhất cao

Ngày 22/4 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề xuất bổ sung Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024. Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, đến thời điểm này, Chính phủ, các cơ quan Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều thống nhất cao với nội dung dự thảo luật, thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo, với quan điểm cốt lõi là xây dựng luật để làm căn cứ pháp lý phát triển đội ngũ nhà giáo và không phân biệt nhà giáo trong và ngoài công lập.

Tuy nhiên, do đối tượng tác động của Luật Nhà giáo rất rộng và đa dạng ở các cấp học, các vùng miền… đồng thời phải đảm bảo không chồng chéo, không mâu thuẫn với các nội dung văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến nhà giáo như Luật Công chức, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm… nên Bộ GDĐT lắng nghe các ý kiến góp ý và dự kiến Luật Nhà giáo sẽ ban hành những điều cơ bản nhất. Ngoài ra còn phải có các văn bản dưới luật để quy định cụ thể hơn.

Hiện Bộ GDĐT đã tổ chức trên 100 buổi hội nghị, hội thảo, tham vấn khoảng 700.000 ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý các cấp, các chuyên gia, nhà khoa học và xây dựng dự thảo để trình các cấp có thẩm quyền theo quy trình xây dựng văn bản pháp luật.

Theo báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Linh hoạt khắc phục thiếu trang - thiết bị dạy học

Linh hoạt khắc phục thiếu trang - thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ giúp giáo viên truyền thụ kiến thức và làm cho bài giảng thêm sinh động, phát huy khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, trang - thiết bị dạy học tại các trường chưa được trang cấp kịp thời hoặc không còn phù hợp với điều kiện thực tế, đòi hỏi phải linh hoạt thích ứng.

Thi cử không phải trò chơi may rủi

Thi cử không phải trò chơi may rủi

Trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT thay thế thông tư hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang xây dựng, dự kiến tới đây môn thi thứ 3 vào lớp 10 sẽ so các Sở GDĐT tổ chức bốc thăm. Nội dung này đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giao lưu học sinh dân tộc thiểu số

Giao lưu học sinh dân tộc thiểu số

Trong 2 ngày 11 - 12/10, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai tổ chức hoạt động giao lưu Chúng em vừa giỏi tiếng Việt, vừa giỏi tiếng mẹ đẻ, chia sẻ các hoạt động của Câu lạc bộ Sáng tạo xã hội về giáo dục song ngữ, bảo vệ môi trường, an toàn trẻ em.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung kiểm tra khắc phục hậu quả thiên tai và tổ chức dạy học tại huyện Bắc Hà, Si Ma Cai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung kiểm tra khắc phục hậu quả thiên tai và tổ chức dạy học tại huyện Bắc Hà, Si Ma Cai

Ngày 10/10, đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra thực tế tình hình khắc phục hậu quả thiên tai và việc tổ chức dạy học tại một số trường học trên địa bàn huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai.

Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường chỉ đạo, phối hợp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2025

Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường chỉ đạo, phối hợp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ngày 7/10 ký ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.

fbytzltw