Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiện trường vụ sập tòa nhà tại Bangkok, Thái Lan, do ảnh hưởng của trận động đất ở Myanmar.
Hiện trường vụ sập tòa nhà tại Bangkok, Thái Lan, do ảnh hưởng của trận động đất ở Myanmar.

Giới chức Chính quyền đô thị Bangkok (BMA) cho biết, tính đến ngày 15/4, số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà này được tìm thấy là 44 người. Vụ sập tòa nhà khiến 9 người bị thương và hiện vẫn còn 50 người mất tích. Các nỗ lực tìm kiếm những người mất tích dưới đống đổ nát vẫn đang tiếp tục, tập trung vào Khu C, nơi hầu hết nạn nhân được cho là bị mắc kẹt. Ngoài ra, nhà chức trách cũng đã thu thập mẫu ADN từ 91 người thân để phục vụ mục đích nhận dạng.

Theo Phó Thống đốc Bangkok Tavida Kamolvej và Giám đốc Sở phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai Suriyachai Rawiwan, các nỗ lực đang được tiến hành với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Thái Lan, để liên lạc với các đại sứ quán và trạm kiểm soát biên giới, đặc biệt là để nắm bắt thông tin về những người mất tích từ Myanmar.

Về hoạt động tại chỗ, các loại máy móc hạng nặng đã được triển khai tại cả 4 khu vực ở địa điểm xảy ra vụ sập tòa nhà trên để tháo dỡ bê tông và cắt kim loại xoắn. Do khối lượng thép lớn, máy cắt khí và các công cụ chuyên dụng đã được đưa tới những khu vực này để hỗ trợ.

Về các biện pháp cứu trợ mới nhất, bà Tavida cho biết Bộ Nội vụ đã phê duyệt khoản bồi thường 100.000 baht cho mỗi nạn nhân trong vụ sập tòa nhà.

Cũng tính đến ngày 15/4, BMA đã báo cáo tổng cộng 23.888 cư dân nộp đơn xin hỗ trợ liên quan đến động đất với số lượng yêu cầu cao nhất đến từ quận Chatuchak (3.205 người), tiếp theo là các quận Huai Khwang, Bang Sue, Phasi Charoen và Thon Buri.

Theo quy định cứu trợ thiên tai của BMA, ngày 10/4, các văn phòng quận đã bắt đầu tổ chức kiểm tra thực địa đối với các tòa nhà bị hư hại. Những cá nhân bị ảnh hưởng có 30 ngày kể từ khi xảy ra vụ động đất (cho đến ngày 27/4) để nộp yêu cầu hỗ trợ. Tất cả 50 văn phòng quận đều đang tiếp nhận đơn đăng ký trong giờ làm việc chính thức. Các ủy ban cấp quận sẽ đánh giá thiệt hại và phối hợp với Sở Phòng ngừa và Giảm nhẹ thiên tai của BMA để được hỗ trợ thêm.

Trong khi đó, báo cáo của Cục Khí tượng Thái Lan cho biết một trận động đất có độ lớn 4,1 đã xảy ra tại Myanmar vào sáng sớm 16/4, với các rung chấn được cảm nhận ở khu vực biên giới Thái Lan - Myanmar.

Theo báo cáo, trận động đất có độ sâu chấn tiêu 15 km, với tâm chấn nằm 18,604 độ Vĩ Bắc và 96,442 độ Kinh Đông, cách tỉnh Mae Hong Son của Thái Lan khoảng 160 km về phía Tây Bắc.

Người dân ở một số tỉnh biên giới phía Bắc Thái Lan đã cảm nhận được các cơn rung chấn. Hiện chưa có báo cáo thiệt hại về tài sản hoặc thương vong.

Cục Khí tượng Thái Lan cũng lưu ý một trận động đất có độ lớn 1,5 đã xảy ra sáng cùng ngày tại nước này với tâm chấn ở tiểu khu Saen Hai, huyện Wiang Haeng, tỉnh Chiang Mai, với độ sâu chấn tiêu chỉ hơn 1 km.

Tổng cộng 547 dư chấn đã được ghi nhận ở Myanmar và các khu vực xung quanh kể từ sau trận động đất lớn xảy ra ở nước này hôm 28/3, cướp đi sinh mạng của hơn 3.400 người.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

fb yt zl tw