Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp nhỏ tự tin

Hiệp hội Kế toán công chứng Úc (CPA Úc) vừa thực hiện khảo sát hơn 310 doanh nghiệp nhỏ (có số lượng nhân viên ít hơn 20 người) tại Việt Nam, với kết quả trên 90% số này bày tỏ sự tự tin về nền kinh tế quốc nội trong năm 2024.

Khảo sát ghi nhận doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam tự tin tăng trưởng nhờ vào quyết liệt đổi mới, sáng tạo.

Khảo sát thông tin 86% doanh nghiệp dự báo sẽ bứt tốc nhờ vào tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế.

Có đến 77% doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam ghi nhận tăng trưởng trong năm 2023, chỉ thấp hơn 2 trong 11 thị trường tham gia khảo sát "Các doanh nghiệp nhỏ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Ông Nam Nguyễn FCPA - chủ tịch Ban Tư vấn chiến lược khu vực phía Nam Việt Nam của CPA Úc - cho biết hơn 90% doanh nghiệp nhỏ Việt Nam tự tin vào nền kinh tế quốc nội, đặt kỳ vọng tăng trưởng. Lý giải thêm, ông nói một phần nhờ vào sự tập trung đổi mới đã góp phần phát triển dài hạn và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ có đặc điểm tương tự như các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao như khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ cao, chú trọng nâng cao năng lực quản lý và chiến lược kinh doanh, tinh thần đổi mới sáng tạo.

Một số doanh nghiệp nhỏ sở hữu tiềm năng trở thành những tập đoàn lớn mang quy mô toàn cầu trong vài năm tới, và nếu được tiếp cận nguồn vốn hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh doanh.

Cũng theo ông Nam, yếu tố khác góp phần cho sự thành công này còn đến từ việc tỉ lệ chủ doanh nghiệp hoặc tổng giám đốc có độ tuổi trung bình của các doanh nghiệp nhỏ ở nước ta trẻ nhất khu vực, 65% lãnh đạo không quá 40 tuổi so với tỉ lệ trung bình của khu vực là 43%.

Dữ liệu cũng cho thấy nhóm nhân sự lãnh đạo trẻ này thường điều hành các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, tập trung đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, khảo sát còn cho kết quả đa số doanh nghiệp nhỏ đã đẩy mạnh khả năng bảo mật trong sáu tháng qua. Điều này cho thấy việc tăng cường an ninh mạng đang cần thiết hơn bao giờ hết.

Thực tế trong năm 2023, 64% doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đã "hao tổn thời gian và tài chính" để giải quyết các sự cố mạng cũng như 70% doanh nghiệp được dự đoán sẽ có thêm các cuộc tấn công mạng diễn ra trong năm nay.

"Các doanh nghiệp nhỏ nên chủ động thực hiện biện pháp bảo mật để ngăn ngừa thiệt hại đến từ các mối đe dọa an ninh mạng bởi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận, niềm tin khách hàng cũng như tinh thần nhân viên" - ông Nam Nguyễn FCPA khuyến cáo.

CPA Úc được xem là một trong những hiệp hội kế toán lớn nhất thế giới, hiện có trên 170.000 hội viên tại hơn 100 quốc gia và khu vực với hơn 21.000 hội viên tại Đông Nam Á.

Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008, hai trụ sở chính của CPA Úc đặt tại Hà Nội và TP.HCM, thực hiện với các dịch vụ cốt lõi là giáo dục, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn và tư vấn chính sách.

tuoitre.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw