Doanh nghiệp Việt tích cực khai thác tiềm năng thị trường Trung Quốc

Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm của mình tiếp cận thị trường và đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam đến với dân Trung Quốc.

6.jpg
Gian hàng của Việt Nam trưng bày các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến như hải sản, cà-phê, hạt điều, giày dép, may mặc…

Với dân số khoảng 350 triệu người, khu vực Tây Nam Trung Quốc là thị trường rộng lớn với nhu cầu nhập khẩu đa dạng các mặt hàng nông sản.

Việc tham gia Hội chợ Trung Quốc-Nam Á tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh sang thị trường đầy tiềm năng này.

Tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á lần thứ 8 và Hội chợ xuất - nhập khẩu Côn Minh Trung Quốc lần thứ 28 (diễn ra từ ngày 23 - 28/7), Việt Nam tham gia với quy mô 124 gian hàng của 61 doanh nghiệp và 3 đơn vị đầu mối cấp tỉnh, trong đó có những đơn vị lần đầu tham gia hội chợ.

Bà Phạm Thị Thu Hiền, Giám đốc điều hành Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thủy sản Quảng Ninh cho biết, đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh tổ chức đoàn tham gia hội chợ tại tại Côn Minh, Trung Quốc.

Sau khi khảo sát và biết được thị trường Vân Nam cũng rất quan tâm đến các sản phẩm thủy hải sản, công ty đã quyết định tham gia chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Quảng Ninh, đến với hội chợ lần này với mong muốn sẽ tìm kiếm được nhiều bạn hàng, đồng thời khảo sát những nhu cầu của thị trường Vân Nam, Trung Quốc, để từ đó có những cải tiến phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, mở rộng cơ hội đưa mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam sang thị trường đầy tiềm năng này.

Nếu như trước đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vân Nam chủ yếu là đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ, thì kể từ sau đại dịch Covid-19, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Tây Nam Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến đã lớn hơn nhiều và mở rộng sang các sản phẩm khác như hải sản, cà-phê, hạt điều, giày dép… Đây đều là những sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường Vân Nam cũng như các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc.

Trong bối cảnh nhu cầu thị trường Tây Nam Trung Quốc đang có những thay đổi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến thị trường đầy tiềm năng này.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường Tây Nam của Trung Quốc.
Gian hàng trưng bày các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường Tây Nam của Trung Quốc.

Ông Hà Đức Bình, Giám đốc Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Lào Cai, cho biết thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương với chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), hằng năm, Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp Sở Công thương tỉnh Lào Cai tham gia và hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á và Hội chợ xuất nhập khẩu Côn Minh Trung Quốc. Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đưa các sản phẩm của mình, đặc biệt là các loại hoa quả, trái cây, nông sản đặc hữu, tiếp cận thị trường và đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam đến với người dân Trung Quốc.

Cũng theo ông Hà Đức Bình, hiện nay, việc kết nối giữa các địa phương biên giới Việt Nam với Trung Quốc ngày một thông suốt, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đến với thị trường Tây Nam Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc những năm gần đây năm sau luôn cao hơn năm trước và dự kiến trong năm 2024 sẽ tăng không dưới 15%.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw