Doanh nghiệp khẩn trương thiết lập cơ chế thích ứng

Hiện nay, song song với nỗ lực của Chính phủ cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Việt Nam ở các ngành, lĩnh vực kinh tế; đặc biệt là thuộc các nhóm mặt hàng xuất khẩu đang khẩn trương thiết lập cơ chế để thích ứng cho phù hợp với tình hình mới.

Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/4 đã quyết định tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và giảm thuế đối ứng xuống 10% cho hơn 75 quốc gia. Chiều ngày 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Tại cuộc gặp này, hai bên nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng.

Hiện nay, song song với nỗ lực của Chính phủ cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Việt Nam ở các ngành, lĩnh vực kinh tế; đặc biệt là thuộc các nhóm mặt hàng xuất khẩu đang khẩn trương thiết lập cơ chế để thích ứng cho phù hợp với tình hình mới.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho hay, chính sách thuế của Mỹ khá phức tạp, hiện doanh nghiệp thành viên hiệp hội rất kỳ vọng vào những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời của Chính phủ, ngành chức năng. Cùng với đó, các doanh nghiệp ngành gỗ và sản phẩm về gỗ cũng cần nghiên cứu kỹ lại chiến lược thị trường, tận dụng cơ hội để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường này sao cho không bị ảnh hưởng lớn, ông Ngô Sỹ Hoài cho hay.

Trong bối cảnh mới và để ứng phó với những thách thức của chính sách thuế quan, đại diện các doanh nghiệp ngành may mặc, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, các doanh nghiệp Việt phải đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA).

Để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, bên cạnh những nỗ lực đàm phán cần đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể giảm dần thâm hụt thương mại với Mỹ; nỗ lực đẩy nhanh tiến trình ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới để khai thác các thị trường khác cũng rất tiềm năng như Canada là một điển hình. Bên cạnh đó, cần duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để giảm chi phí như giảm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp...; hay tiếp tục giảm lãi vay, khoanh nợ, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp...

Đối với doanh nghiệp, Vitas cũng khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên đàm phán các đơn hàng tiếp theo với cách thức chia sẻ lợi ích, rủi ro trong toàn chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp nguyên phụ liệu đến nhà sản xuất, nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng; đồng thời tăng cường truy soát nguồn gốc, minh bạch thông tin nguồn cung nguyên phụ liệu.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm, Tổng thư ký, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam nhận định, trước mắt, không chỉ có thị trường Mỹ, Việt Nam có tới 16 hiệp định thương mại tự do với các nước; trong đó, hai hiệp định rất lớn là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như thị trường Anh. Vì vậy, việc tiếp tục đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu cũng như tận dụng các lợi thế của thị trường có hiệp định thương mại tự do vẫn là ưu tiên của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thách thức trên có lẽ cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cấu trúc quá trình sản xuất, tăng hiệu quả lao động, tiết giảm chi phí đầu vào.

Bà Thanh Xuân cũng kiến nghị các bộ, ngành cần có chính sách tốt hơn, đặc biệt là những chính sách ưu đãi, cải cách thủ tục hành chính, thuế, hải quan, giúp doanh nghiệp hoàn thuế nhanh hơn, các thủ tục hải quan thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị những giải pháp như nhập khẩu nguyên liệu có sẵn ở thị trường Mỹ, sản phẩm da thuộc đang có thế mạnh, hay các công nghệ cao của Hoa Kỳ cho ngành sản xuất da giầy... nhằm giúp ngành da giày - túi xách cân bằng lại cán cân thương mại, bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.

Ông Ngô Sỹ Hoài cũng chia sẻ thêm về cách thích ứng và giải pháp mà các doanh nghiệp ngành gỗ đang triển khai. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang tập trung tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào đủ sức cạnh tranh để tiếp cận các thị trường tiềm năng hơn; tập trung phát triển hiệu quả nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chất lượng cao. Thêm nữa, doanh nghiệp đã nhanh chóng xem xét tăng các mặt hàng, sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là sản phẩm gỗ như gỗ xẻ, gỗ tròn và veneer... để cân bằng cán cân thương mại; đồng thời, thiết kế các giải pháp khác để phía Mỹ thấy được lợi ích cần hợp tác với Việt Nam…

Không những thế, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đang chủ động tiếp cận các thị trường khác, nhiều tiềm năng như Nhật Bản, Australia, châu Âu, Trung Quốc và các thị trường mới Trung Đông...

Về lâu dài, doanh nghiệp gỗ Việt cần chuyển đổi mô hình kinh doanh từ chủ yếu gia công theo đơn hàng của nhà nhập khẩu (OEM), sang chủ động mẫu mã (ODM) và xây dựng thương hiệu (OBM) để tăng hiệu quả kinh doanh, ông Ngô Sỹ Hoài lưu ý.

Theo baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Sáng nay (13/7), giá vàng miếng SJC đứng im tại mốc 121,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh, cao nhất lên mức trên mốc 119 triệu đồng/lượng.

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Cục Hải quan vừa công bố kế hoạch triển khai Thông tư 29/2025 của Bộ Tài chính, về cơ chế thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 1/8/2025.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

fb yt zl tw