Đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn với xe ô tô thân thiện môi trường

Theo đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng thân thiện với môi trường, áp dụng thuế suất thuế TTĐB thấp hơn đối với xe ô tô thân thiện với môi trường.

Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế TTĐB hiện hành quy định: "Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng" áp dụng thuế suất thuế TTĐB "bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định". 

Quy định nêu trên nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các loại xe thân thiện với môi trường là loại xe có hai động cơ: động cơ xăng và động cơ điện. Trong điều kiện bình thường xe chủ yếu chạy bằng động cơ điện và động cơ xăng có tính chất dự phòng (khi ắc quy dùng để chạy động cơ điện hết điện), lượng khí thải ra môi trường thấp hơn nhiều so với loại xe ô tô thông thường khác. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định rõ loại xe nạp điện bằng hệ thống sạc điện riêng.

Đối với xe thân thiện môi trường, ngoài xe chạy xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, xe điện, còn có các loại xe sử dụng khí thiên nhiên cần có chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích sản xuất.

Đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn với xe ô tô thân thiện môi trường - Ảnh 1.

Đề xuất áp dụng thuế TTĐB thấp hơn với xe ô tô thân thiện môi trường; tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia.

Đề xuất tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia

Bộ Tài chính cũng đề xuất nghiên cứu tăng thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khoẻ (thuốc lá, rượu, bia) để hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng.

Theo Bộ Tài chính, đối với mặt hàng thuốc lá: WHO và Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị tỷ trọng thuế tiêu dùng nên chiếm từ 66% đến 75% (từ 2/3 đến 3/4) trên giá bán lẻ thuốc lá. Theo đánh giá của WHO, WB, IMF và các đối tác phòng chống tác hại của thuốc lá thì giá bán thuốc lá của Việt Nam vẫn còn thấp do tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 38,85% (theo WHO năm 2020 khi áp dụng thuế suất thuế TTĐB 75%) trong khi tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ các nước là: Brunei 81%, Thái Lan 70%, Singapore 69%, Malaysia 57%, Indonesia 51%; Myanmar 50% và các nước phát triển Úc: 62%, Đức: 75%, Pháp 80%,..

Mặc dù mặt hàng thuốc lá đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2019. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao. Như vậy, việc sử dụng thuốc lá, cần được tiếp tục kiểm soát hơn nữa và lộ trình tăng thuế TTĐB trong thời gian vừa qua vẫn chưa đạt mục tiêu giảm sử dụng như đã đề ra.

Đối với mặt hàng rượu, bia: Mặc dù mặt hàng bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2018. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 05 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Rượu, bia là một trong 03 nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Do vậy, việc sử dụng rượu, bia cần được tiếp tục kiểm soát hơn nữa.

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, chính sách thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tác hại của rượu, bia, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu, bia gây ra và khuyến nghị "Tăng thuế để tăng giá các mặt hàng rượu, bia đã được chứng minh có tác động mạnh đến giảm nhu cầu, đặc biệt người tiêu dùng có thu nhập thấp và thanh thiếu niên sẽ giảm sử dụng nhiều hơn khi thuế và giá rượu, bia tăng".

Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có cồn vì ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm này đối với sức khỏe khi người tiêu dùng lạm dụng, sử dụng nhiều. Hiện nay, thuế rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp, theo tính toán của WHO mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi ở nhiều nước tỷ lệ thuế chiếm từ 40-85% giá bán lẻ. Để bảo đảm không gia tăng sử dụng rượu, bia trong thời gian tới, cần điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia đảm bảo mức tăng giá rượu, bia sau khi điều chỉnh phải tăng kịp theo mức tăng thu nhập và lạm phát.

Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ động các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra

Chủ động các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra

UBND tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 2412-UBND/NLN yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tạo sức bật mới trong thu hút đầu tư

Tạo sức bật mới trong thu hút đầu tư

Với sự nỗ lực, từng bước khắc phục khó khăn và đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, việc thu hút đầu tư vào tỉnh đạt nhiều kết quả, tạo sức lan tỏa không chỉ với địa phương, mà còn cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Chuyện vui - buồn ở “thủ phủ” sa nhân Nậm Chảy

Chuyện vui - buồn ở “thủ phủ” sa nhân Nậm Chảy

Trong vài năm gần đây, sa nhân được coi là cây giúp “xóa đói, giảm nghèo” đối với nhiều hộ ở xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương). Tuy nhiên thời gian qua, cây sa nhân liên tục mất mùa, mất giá khiến nhiều hộ phải chặt bỏ dù còn “nặng lòng” hy vọng.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Bản Lầu mở rộng diện tích trồng dứa trái vụ

Bản Lầu mở rộng diện tích trồng dứa trái vụ

Dứa chính vụ bán với giá 4.000 - 6.000 đồng/kg, còn dứa trái vụ giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Để thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm và tăng thu nhập, nông dân xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để mở rộng diện tích canh tác dứa trái vụ.

Thẩm định điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Thẩm định điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 2/6, tại Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên bộ tổ chức cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - kiến trúc (Bộ Xây dựng), Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.

Trình diễn áp dụng cộng nghệ khí hóa sinh khối trong sơ chế nông sản

Trình diễn áp dụng cộng nghệ khí hóa sinh khối trong sơ chế nông sản

Ngày 2/6, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối với Tổ chức Oxfam Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững (CCS) tổ chức Hội nghị truyền thông, giới thiệu, tham quan điểm trình diễn áp dụng cộng nghệ khí hóa sinh khối liên tục (VCBG) trong sơ chế nông sản.

Ký kết phối hợp bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và chuyển đổi số trong lĩnh vực điện lực

Ký kết phối hợp bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và chuyển đổi số trong lĩnh vực điện lực

Sáng 2/6, tại huyện Văn Bàn, Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Lào Cai, Điện lực Văn Bàn và Huyện đoàn Văn Bàn tổ chức ký kết thỏa thuận phối hợp hoạt động trong công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, an toàn điện trong Nhân dân và chuyển đổi số trong lĩnh vực điện lực.

fb yt zl tw