Đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn.

Để bảo đảm mục tiêu này cũng như duy trì đà tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo, Bộ Công thương tính toán cần bổ sung khoảng từ 10-12 nghìn MW nguồn điện mỗi năm. Đây là nhiệm vụ đầy thách thức trong bối cảnh nhiều dự án điện lớn vẫn đang chậm tiến độ.

Công nhân thay thế thiết bị kẹp cực TI532 tại Trạm biến áp 500 kV Vĩnh Tân thuộc sự quản lý của Truyền tải điện Bình Thuận.

Công nhân thay thế thiết bị kẹp cực TI532 tại Trạm biến áp 500 kV Vĩnh Tân thuộc sự quản lý của Truyền tải điện Bình Thuận.

Tương ứng với tăng trưởng về nguồn điện, việc đầu tư mạnh về lưới điện truyền tải cũng rất cần thiết, nhất là lưới điện giải tỏa công suất cho những trung tâm năng lượng ở các vùng phụ tải thấp nhưng tiềm năng lớn như vùng Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Hàng loạt dự án đang về đích

Với mục tiêu phấn đấu khởi công Dự án Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên (tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng) ngay trong quý I năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đẩy nhanh công tác lựa chọn, tổ chức mời thầu 6 gói thầu với tổng giá trị hơn 2.464 tỷ đồng. Việc này mở ra cơ hội cho các nhà thầu có năng lực góp phần cùng ngành điện bảo đảm nhu cầu điện cho phát triển tại miền bắc.

Về các dự án nguồn, Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Tập đoàn đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng nhằm đưa vào phát điện ngay trong năm 2025. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I cũng đang được gấp rút triển khai để hòa lưới tổ máy 1 trước ngày 2/9/2025, tổ máy 2 trong năm 2026 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Dự án Quảng Trạch 2 đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, phấn đấu rút ngắn thời gian thi công 1-2 năm. Nhiều dự án nguồn quan trọng khác như Thủy điện Trị An mở rộng, Thủy điện tích năng Bác Ái cũng sẽ được khởi động trong quý I này.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Cường thông tin, PVN cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trong lĩnh vực năng lượng, phù hợp với Quy hoạch điện VIII và định hướng phát triển ngành. Cụ thể, các công trình như cụm dự án Nhơn Trạch 3 và 4 được xây dựng đúng tiến độ; Dự án Nhà máy Nhiệt điệtn Long Phú 1 đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết, bao gồm việc giải quyết tồn đọng với các nhà thầu để sớm tiếp tục triển khai hoàn thiện. Đối với các dự án dài hơi hơn như chuỗi điện khí Cá Voi Xanh, PVN đang tích cực làm việc với nhà đầu tư để đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ. Trong trường hợp nhà đầu tư thiếu quyết tâm, PVN sẽ tìm kiếm giải pháp thay thế, thậm chí huy động sự tham gia của nhà đầu tư khác nhằm bảo đảm tiến độ của các dự án này.

Bên cạnh đó, PVN cũng nỗ lực xúc tiến các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, tạo tác động tương hỗ góp phần củng cố an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế. PVN đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Công thương để hoàn thiện khung pháp lý, bao gồm các quy định, nghị định và văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai điện gió ngoài khơi. “Để đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi, Bộ Công thương cần sớm điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, xác định cụ thể các điểm đấu nối, quy mô công suất cũng như cơ sở, phương án khảo sát và lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án”, ông Lê Mạnh Cường kiến nghị.

Ông Nishimura, đại diện Công ty cổ phần Điện khí LNG Thái Bình khẳng định Dự án Nhà máy điện khí LNG Thái Bình đang được triển khai tích cực với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ tỉnh Thái Bình và các cơ quan liên quan. Công ty đã thành lập pháp nhân dự án, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến trình duyệt vào quý II/2025; đồng thời, thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội (EIA) theo tiêu chuẩn quốc tế. Công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng cũng đang gấp rút. Sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị này, dự án sẽ khởi công xây dựng vào quý IV năm nay và đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN vào năm tới.

Chậm tiến độ sẽ bị xử lý trách nhiệm

Cập nhật tình hình thực hiện các dự án nguồn theo Quy hoạch điện VIII, Phó Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) Đoàn Ngọc Dương cho biết: Hiện nay, Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đã đạt tiến độ hơn 95%. Dự kiến, Nhà máy Nhơn Trạch 3 sẽ vận hành từ tháng 7/2025 và Nhơn Trạch 4 từ tháng 10/2025. Trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Quy hoạch Điện VIII đặt mục tiêu vận hành 6.000 MW trong giai đoạn 2026-2030. Để đạt mục tiêu, Bộ Công thương đang xây dựng cơ chế lựa chọn nhà đầu tư, đơn vị khảo sát cũng như xác định danh mục dự án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, nhiều dự án nguồn điện khả năng sẽ bị chậm tiến độ. Cụ thể, Dự án Nhà máy điện khí Hiệp Phước theo kế hoạch ban đầu sẽ hoàn thành trong năm 2025 nhưng tiến độ xây dựng hiện nay chưa đạt yêu cầu. Hai dự án Nhà máy nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II cũng đang gặp khó khăn về cơ chế cần giải quyết dù chủ đầu tư đã trình phương án nghiên cứu tiền khả thi. Ngoài ra, chuỗi dự án khí điện Lô B đang cơ bản bám sát tiến độ, dự kiến dòng khí đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2026-2027, nhưng một số dự án khác như các nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn, Cà Ná hay Quỳnh Lập đều chậm tiến độ do vướng mắc về quy định pháp luật trong việc lựa chọn nhà đầu tư. Nguyên nhân của sự chậm trễ này chủ yếu do vướng mắc về cơ chế, thay đổi quy định pháp luật và sự phối hợp chưa đồng bộ tại địa phương. Bộ Công thương đang nỗ lực hoàn thiện các điều kiện pháp lý và hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm các dự án đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ đang nỗ lực để các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Điện lực sớm được ban hành. Các đơn vị liên quan Bộ Công thương, nhất là ban soạn thảo và tổ biên tập đã và đang tập trung cao độ để bảo đảm sự đồng bộ giữa Luật và các Nghị định chi tiết, đáp ứng hiệu lực thực thi trong thời gian sớm nhất. Những ý kiến đóng góp từ các địa phương và nhà đầu tư sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung để hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long khẳng định, Luật Điện lực đã quy định rõ hai điểm then chốt để triển khai các dự án khí hóa lỏng và điện gió ngoài khơi, bao gồm quy định về chuyển ngang giá khí cũng như sản lượng điện hợp đồng tối thiểu. Nghị định sắp ban hành cũng sẽ tập trung cụ thể hóa hai nội dung này. Các nhà đầu tư, các địa phương cần nghiên cứu kỹ để sẵn sàng triển khai. Đối với các dự án điện gió ngoài khơi, Bộ Công thương sẽ ban hành cơ chế đột phá, bao gồm sản lượng điện hợp đồng tối thiểu, quy trình lựa chọn nhà đầu tư rút gọn (kể cả quy trình với tập đoàn lớn, trong đó có những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) nhằm đạt mục tiêu công suất 6.000 MW đến năm 2030.

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên một lần nữa nhấn mạnh bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia là một trong những yếu tố nền tảng bảo đảm tăng tốc bứt phá của nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi đã được xem xét cấp phép trong giai đoạn này đều phải vào vận hành, hòa lưới quốc gia trước ngày 1/1/2031, nếu không sẽ mất quyền hưởng các cơ chế ưu đãi và thậm chí sẽ đối mặt với chế tài xử phạt, xử lý trách nhiệm. Do đó, chủ đầu tư các dự án điện khí Hiệp Phước giai đoạn 1, LNG Quảng Ninh, LNG Thái Bình, Quảng Trạch II, Hải Lăng giai đoạn 1, BOT Sơn Mỹ I, BOT Sơn Mỹ II, Bạc Liêu, Long An I, Ô Môn I, II, III và IV,... cần khẩn trương hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện, phấn đấu đưa vào vận hành trước năm 2031. Đối với các dự án chưa có chủ đầu tư tại Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, các địa phương cần hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư ngay trong quý I năm 2025.

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án nguồn điện đang triển khai hoàn thành sớm hơn so kế hoạch ít nhất từ 6 tháng trở lên. Đồng thời, EVN cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng các dự án truyền tải theo Quy hoạch điện VIII, tăng cường liên kết giữa các khu vực, tăng khả năng vận hành an toàn, ổn định cho hệ thống điện quốc gia; triển khai xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện chuẩn bị hòa lưới; khẩn trương thi công đường dây 500 kV Lào Cai-Vĩnh Yên để đưa vào vận hành trong năm 2025. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cần phối hợp Viện Năng lượng khẩn trương hoàn thành rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước ngày 28/2 tới để Bộ Công thương sớm ban hành kế hoạch thực hiện, tạo dư địa mới cho nhà đầu tư các dự án nguồn và lưới điện.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai có chiều dài khoảng 49,47 km. Hầu hết các vị trí đi qua đều nằm trên đồi núi cao, địa bàn thi công khó khăn, trong khi thời gian thi công rất gấp. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa dự án về đích đúng kế hoạch, Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và nhà thầu mở đường công vụ, dồn lực thi công.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

Sáng 14/5, UBND tỉnh Lào Cai đã làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do ông Marc Perez Casas - Chuyên gia Phát triển đô thị làm trưởng đoàn để đánh giá hoàn thành Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa.

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Ngày 13/5, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này.

fb yt zl tw