Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Bắt nhịp với công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể ở Lào Cai, nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng chuyển đổi số thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh cho các hợp tác xã trên thị trường.

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số cũng như chương trình mục tiêu quốc gia, Liên minh Hợp tác xã được UBND tỉnh giao nhiệm vụ “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Liên minh Hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lào Cai với mục tiêu hỗ trợ hợp tác xã, người dân, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận thông tin về thương mại điện tử. Đơn vị đã thực hiện các hoạt động tư vấn, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, chợ sản phẩm trực tuyến cũng như tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho hợp tác xã, tổ hợp tác. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có thêm cơ hội được kết nối, mở rộng thị trường.

85-8852.jpg

Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai thực hiện khảo sát, nắm tình hình hoạt động, mức độ chuyển đổi số của 160 hợp tác xã và đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng vận hành trang thương mại điện tử được tổ chức thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia để học tập, chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện nay, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến... Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn, hiện có gần 90 doanh nghiệp, hợp tác xã với hơn 300 dòng sản phẩm được gắn mã QR-Code đã giúp minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử nông sản an toàn. Cùng với đó, hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh và lợi thế sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, các hợp tác xã, tổ hợp tác là chủ thể các sản phẩm OCOP của tỉnh đã khai thác thế mạnh của sàn thương mại điện tử để quảng bá, mở rộng hoạt động kinh doanh, vươn xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.

87-7780.jpg

Hợp tác xã nông sản dược liệu Mạnh Hương là một trong những đơn vị mạnh dạn đi đầu trong hoạt động ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh. Hợp tác xã có nhiều sản phẩm kinh doanh hiệu quả trên thị trường như trà bí đao, tinh bột nghệ viên mật ong, tinh bột nghệ đen nguyên chất, tinh bột nghệ đỏ nguyên chất, tinh bột sắn dây... Nhiều sản phẩm đã được chứng nhận đạt OCOP cấp tỉnh và có 3 sản phẩm được công nhận là sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã nông sản dược liệu Mạnh Hương chia sẻ: “Chúng tôi đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử của tỉnh và nhiều đơn vị khác. Sản phẩm được đưa lên sàn có mã truy xuất nguồn gốc, tem mác đầy đủ nên người tiêu dùng rất yên tâm khi chọn mua, giúp việc tiêu thụ nhanh hơn, lợi nhuận hơn. Đó chính là hiệu quả rõ ràng nhất trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

86-7715.jpg

Hiện nay, 163 sản phẩm OCOP của tỉnh được đưa lên các sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có sản phẩm OCOP được tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử, đạt 100%. Các ngành liên quan cũng đã tạo lập các gian hàng sản phẩm tham gia trưng bày, quảng bá, mua bán giao dịch trên sàn thương mại điện tử...

Ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Lào Cai cho biết: Thông qua hỗ trợ của Nhà nước và tổ chức các cấp, nhiều hợp tác xã đã được trang bị các thiết bị, tập huấn chuyển đổi số, tiếp cận thương mại điện tử về ứng dụng tại cơ sở. Một số hợp tác xã xây dựng, đăng ký tên miền cho website riêng để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Điều này không những giúp khách hàng cập nhật thông tin nhanh hơn mà còn dễ dàng so sánh giá cả các sản phẩm cùng loại của đơn vị khác.

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các địa phương để triển khai thực hiện nội dung về khảo sát, nắm tình hình hoạt động, mức độ chuyển đổi số của các hợp tác xã, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng vận hành trang thương mại điện tử cho các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Lào Cai

88-9483.jpg

Cũng theo ông Hùng, Liên minh Hợp tác xã Lào Cai, các đơn vị và địa phương có liên quan đang tập trung thực hiện tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện tốt Luật Hợp tác xã, quan tâm phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh. Qua đó sẽ tiếp tục hỗ trợ, phát triển các mô hình hợp tác xã theo hướng số hóa công tác quản lý, điều hành và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh; nâng cao thu nhập cho thành viên, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

fb yt zl tw