Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Cốc Pục ngày mới

Cốc Pục ngày mới

Giờ đây, Cốc Pục đã đổi thay, thêm nhiều gam màu tươi sáng, hầu hết các hộ trong thôn có cuộc sống ổn định, ấm no.

Trước năm 2005, muốn lên Cốc Pục, thôn người Mông vùng cao của xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) chỉ có cách duy nhất là đi ngựa hoặc leo bộ. Vì thế, vùng đất này như một “ốc đảo”, đời sống người dân rất khó khăn, cái đói, cái nghèo đeo bám từng gia đình. Nhưng giờ đây, Cốc Pục đã đổi thay, thêm nhiều gam màu tươi sáng, hầu hết các hộ trong thôn có cuộc sống ổn định, ấm no.

Tọa lạc ở thung lũng nhỏ trên sườn núi cao, Cốc Pục có phong cảnh tuyệt đẹp, bản làng trù phú, khí hậu ôn hòa. Cốc Pục - tiếng địa phương nghĩa là khu gốc bưởi, bởi từ xưa vùng này có một rừng cây bưởi cổ thụ cho quả rất ngon.

Theo lời kể của các già làng, trước đây Cốc Pục là khu định cư của nhóm hộ người Mông sống tách biệt với bên ngoài, họ tự túc gần như mọi thứ, vì chỉ có tuyến “độc đạo” từ Km 46 Quốc lộ 70 ngược lên.

Nhớ lần đầu tôi lên Cốc Pục cách đây hơn 20 năm, lúc đó đến trung tâm thôn là cả một hành trình gian nan. Do địa thế đặc biệt, Cốc Pục nằm biệt lập trên sườn núi, giao thông hiểm trở. Trên cung đường này có con dốc rất cao trên đỉnh (người dân gọi là dốc cổng trời) bị chặn bởi một tảng đá lớn, có khe nhỏ chỉ vừa 1 người và 1 ngựa đi qua. Vượt qua cổng trời mới vào được thôn.

7-5939.png

Chiều thu nay, trở lại Cốc Pục, tôi cảm nhận rõ cuộc sống no ấm hiện hữu ở vùng đất một thời gian khó. Những ngôi nhà mới xây nằm dưới chân đồi quế, đồi mỡ xanh mướt. Tuyến đường trục chính của thôn được Nhà nước đầu tư đổ bê tông, các hộ xây nhà bám mặt đường; 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt, điểm trường tiểu học Cốc Pục cũng được xây dựng để trẻ trong thôn đến học.

4-1456.png

Trưởng thôn Thào A Vu kể: Năm 2005, được sự quan tâm của huyện Bảo Thắng, tuyến đường mới được mở và đổ bê tông, ô tô vào tận trung tâm thôn. Cốc Pục có gần 40 hộ với hơn 260 nhân khẩu nhưng hiện chỉ còn 3 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo.

8-6023.png

Kết quả đó là nhờ những năm qua, cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã Xuân Quang và huyện Bảo Thắng đã có nhiều giải pháp giúp đồng bào Mông nơi đây đổi thay tư duy trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất.

5-9079.png

Minh chứng cho lời nói của mình, Trưởng thôn Thào A Vu đưa chúng tôi đến thăm một số gia đình trong bản. Điều dễ nhận thấy là gần như hộ nào cũng có đủ đầy thóc, ngô dự trữ; lợn, gà nuôi nhiều trong chuồng.

9-5911.png

Đang dọn cỏ cho đồi quế sau nhà, anh Thào A Bình dừng tay trò chuyện với chúng tôi, anh bảo: Hiện tại, nhà tôi có hơn 1 ha quế đã đến kỳ thu hoạch, dự kiến cuối năm sẽ tỉa thưa để bán lấy tiền đầu tư phát triển chăn nuôi. Có lẽ tôi sẽ tập trung vào xây dựng mô hình nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, bởi ở đây điều kiện thời tiết và nguồn thức ăn cho trâu và ngựa rất dồi dào.

10-443.png

Nghe anh Bình nói vậy, lòng tôi thấy vui thêm, bởi tư duy của người Mông nơi đây đã đổi thay, họ đã nghĩ đến những phương án làm kinh tế xa hơn. Trong tôi mường tượng vào một ngày không xa, bản người Mông này sẽ là điểm du lịch hấp dẫn.

5-2323.png

Thêm vào câu chuyện với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Đức Khải chia sẻ: Mặc dù Cốc Pục đã đổi thay nhiều, đời sống người dân đã khấm khá nhưng so với các thôn khác trong xã thì những tiêu chí nông thôn mới nâng cao ở đây vẫn còn ở mức thấp.

Đảng ủy, UBND xã Xuân Quang sẽ tiếp tục lãnh đạo, hỗ trợ địa phương xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho người dân, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản các hộ có nhà ở kiên cố, tới năm 2030 Cốc Pục đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

6-4295.png

Hy vọng với nỗ lực, sự đoàn kết vươn lên của người dân, cùng với sự chăm lo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, trong tương lai không xa, Cốc Pục không chỉ trở thành miền quê đáng sống mà còn là điểm đến của du khách trong và ngoài tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw