Đào tạo nghề cho thanh niên vùng cao

LCĐT - Lào Cai hiện có gần 53.100 đoàn viên, thanh niên, chiếm gần 14% dân số toàn tỉnh. Vì vậy, tỉnh luôn quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho thanh niên, trong đó có thanh niên vùng cao, coi đó là động lực giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Tráng Văn Sìn, thôn Ngam Lâm, xã Nấm Lư (huyện Mường Khương) tham gia lớp đào tạo nghề chăn nuôi ngắn hạn do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức. Với kiến thức học được, anh Sìn đầu tư trang trại nuôi lợn đen bản địa. Đến nay, trang trại của gia đình anh có hơn 200 con lợn, mỗi năm xuất bán từ 75 đến 80 tấn thịt lợn, trừ chi phí cho  lãi khoảng 100 - 200 triệu đồng.

“Ngày hội việc làm” tạo cơ hội cho nhiều thanh niên vùng cao tiếp cận các nhà tuyển dụng.
“Ngày hội việc làm” tạo cơ hội cho nhiều thanh niên vùng cao tiếp cận các nhà tuyển dụng.

Tráng Văn Sìn là một trong rất nhiều thanh niên ở vùng cao được tham gia các lớp đào tạo nghề và áp dụng hiệu quả vào thực tế.

Năm 2021, tỉnh Lào Cai có hơn 9.100 thanh niên tham gia học nghề, trong đó 63,9% là thanh niên dân tộc thiểu số. Hằng năm, thông qua tổ chức “Ngày hội việc làm”, các phiên giao dịch và biên bản cam kết, ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên tiếp cận với các  nhà  tuyển  dụng. Kết quả, có trên 85% thanh niên được tuyển dụng đi làm, tập trung vào các ngành điện, công nghệ ô tô, hàn, kỹ thuật xây dựng, thú y…

Không chỉ đào tạo nghề và kết nối việc làm, các chính sách vay vốn hỗ trợ việc làm và Quỹ quốc gia việc làm được triển khai đồng bộ, tạo thuận lợi cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số mạnh dạn khởi nghiệp.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2021, có hơn 8.000 lao động phải tạm ngừng việc hoặc mất việc làm, trong đó lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm 35%. Để giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số, khu vực nông thôn vùng cao, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố khảo sát nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với giải quyết việc làm. Đồng thời, liên kết với các trường cao đẳng nghề có chất lượng đào tạo tốt trong và ngoài tỉnh bảo đảm cho học viên sau tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, nâng cao khả năng tạo việc làm cho học viên, nhất là học viên người dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

fbytzltw