Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

0:00 / 0:00
0:00

Mưa xuân đánh thức những cây chè cổ thụ ở Ngải Trồ đua nhau trổ búp non mơn mởn, tươi xanh sau ngày tháng dài ngủ đông. Cuối tháng Tư, nông dân Ngải Trồ tranh thủ tiết trời ấm áp thu hái, mong có những mẻ chè ngon, chất lượng để cung cấp ra thị trường.

2.jpg

Khác với nương chè công nghiệp, chè ở Ngải Trồ sinh trưởng, phát triển hoàn toàn tự nhiên. Chè búp tươi được bà con thu hái và chế biến thủ công theo phương pháp truyền thống. Những đôi tay khéo léo cẩn thận lựa từng búp chè non, tươi xanh để bán cho thương lái. Mỗi ngày công, họ được trả khoảng 250.000 đồng, mức thu nhập khá cao và ổn định so với điều kiện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Anh Vàng Láo Lở, thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung cho biết: Những cây chè này từ thời các cụ để lại, chăm sóc cũng không vất vả, chưa bao giờ phải sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, mỗi năm chỉ cắt tỉa một lượt. Cây chè mang lại thu nhập ổn định, nếu hái hết, mỗi năm gia đình tôi thu khoảng 50 triệu đồng. Từ năm nay, Nhà nước hỗ trợ phân để bón cho chè cổ thụ, nên cây phát triển nhanh hơn so với trước đây.

Năm nay, cây chè cổ thụ ở Ngải Trồ phát triển mạnh, được giá. Hiện, giá bán chè búp tươi dao động từ 25.000 đồng đến 200.000 đồng/kg tùy theo chất lượng búp và thời điểm thu hái. Thương lái sẽ đến tận nơi bà con thu hái để mua chè, sau đó đem đi sao sấy hoặc phơi sương theo phương pháp truyền thống để tạo nên loại chè khô thượng hạng. Những mẻ chè khô đặc biệt, thơm ngon và đậm đà hương vị núi rừng có giá lên tới 2 triệu đồng/kg, chủ yếu phục vụ cho thị trường xuất khẩu cao cấp.

4.jpg

Chị Tẩn Lở Mẩy, thôn Ngải Trồ cho biết: Năm trước, tôi thu mua của người dân được khoảng 40 tấn búp tươi 1 tôm 2 lá; 1 tấn búp chè non để làm bạch trà. Giá chè tươi năm nay cao hơn so với năm trước, cụ thể là bạch trà 270.000 đồng/kg, chè 1 tôm 2 lá 30.000 đồng/kg. Khách hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc đánh giá cao chất lượng chè Ngải Trồ. Năm nay, khách hàng đặt mua chè nhiều, gia đình tôi làm đến đâu bán hết đến đó, vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Không chỉ thu mua chè tươi quanh năm của bà con, gia đình chị Tẩn Lở Mẩy còn tạo việc làm cho hàng chục người dân địa phương với thu nhập khoảng 200.000 đồng đến 400.000 đồng mỗi ngày.

Những ngày này, quần thể chè cổ thụ Ngải Trồ luôn nhộn nhịp, mỗi ngày có hàng chục người thu hái từ sáng sớm đến chiều muộn. Những cây chè cổ thụ có đường kính gốc từ 30 - 50 cm, cao từ 3 - 7 m, người dân phải trèo lên cao để thu hái. Công việc dù vất vả, thậm chí nguy hiểm nhưng đổi lại có sản phẩm chè thơm ngon thượng hạng, giá trị kinh tế cao.

3.jpg

Từ cây chè cổ thụ, cuộc sống của người dân Ngải Trồ có nhiều đổi thay. Thu nhập tăng lên giúp bà con xây được nhà kiên cố, mua xe máy phục vụ đi lại và vận chuyển nông sản, các con được đến trường học đầy đủ hơn. Cây chè không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định, mà còn là niềm tự hào, là sợi dây gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hóa của vùng cao.

Anh Lý Xe Mè, Chủ tịch Hội Nông dân xã A Mú Sung cho biết: Mỗi năm người dân thôn Ngải Trồ thu hái được khoảng 43 tấn búp chè tươi, mang lại nguồn thu nhập khá cho các gia đình. Hiện, địa phương đã hỗ trợ phân bón cho những gia đình đang sở hữu diện tích chè cổ thụ. Với diện tích chè trồng mới sẽ hỗ trợ kỹ thuật và giống để người dân phát triển vùng chè, đưa sản phẩm chè A Mú Sung trở thành hàng hóa chủ lực.

che-1-7.jpg
Dù chưa có con số chính xác, nhưng ước tính những cây chè cổ thụ ở thôn Ngải Trồ có tuổi đời lên tới hàng trăm năm.
che-1-9.jpg
Những cây chè cổ thụ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Ngải Chồ.

Ngải Trồ hôm nay không còn là thôn heo hút, nghèo khó như trước mà đã khoác lên mình tấm áo mới từ sự năng động phát triển kinh tế. Trên núi Ngải Trồ, rừng chè cổ thụ bạt ngàn vẫn xanh rì, trầm mặc và đầy sức sống, mang lại ấm no cho bà con nơi đây, mà họ vẫn ví von rằng những búp chè cổ thụ như lộc trời ban.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

fb yt zl tw