Đánh giá mô hình chăn nuôi lợn bản địa tại Văn Bàn và Mường Khương

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp các huyện Văn Bàn, Mường Khương tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mô hình "Chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng".

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
IMG_6739.JPG
Hội nghị tổ chức tại xã Nậm Chày, huyện Văn Bàn.

Mô hình "Chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng" được thực hiện tại 3 xã đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Văn Bàn, Bát Xát, Mường Khương từ tháng 7/2022 đến tháng 4/2023.

Tại xã Nậm Chày (Văn Bàn) mô hình thực hiện tại 16 hộ dân, với 50 con lợn giống; xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) thực hiện tại 20 hộ dân, với 84 con lợn giống; xã Phìn Ngan (Bát Xát) thực hiện tại 20 hộ dân, với 80 con lợn giống.

ảnh cám 6.png
Tham gia mô hình hộ dân được hỗ trợ thức ăn, thuốc phòng, chống dịch bệnh.

Tham gia mô hình, hộ dân được hỗ trợ 100% chi phí thức ăn, thuốc phòng, chống dịch bệnh; đồng thời được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn... nhằm đảm bảo số lợn trong mô hình được nuôi nhốt an toàn, khỏe mạnh, đạt chất lượng cao.

Hộ dân tham gia mô hình tại xã Lùng Khấu Nhin và xã Phìn Ngan đối ứng vốn mua con giống, làm chuồng, công lao động và vật tư thiết yếu khác; riêng hộ tham gia mô hình tại xã Nậm Chày được hỗ trợ con giống (7 kg/con), người dân sẽ đối ứng phần trọng lượng lợn tăng so với mô hình hỗ trợ, chuồng trại, công lao động và các loại vật tư thiết yếu khác…

ảnh tập huấn 2.jpg
Tập huấn kỹ thuật phối trộn thức ăn cho hộ dân tham gia mô hình.

Mô hình "Chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng" được thực hiện theo phương pháp mới là: Cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới cách tiếp cận đầu tư, hỗ trợ ở cấp cộng đồng, nông dân đảm nhận vai trò chủ đầu tư, nông dân tự tin, mạnh dạn, chủ động nguồn lực và góp vốn, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị thu nhập cho nông dân.

Sau hơn 7 tháng thực hiện mô hình, 100% số lợn đã được nuôi dưỡng an toàn, khỏe mạnh, hiện đã đạt từ 75 kg – 84 kg/con, vượt 5% mục tiêu kế hoạch; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ nông dân tham gia mô hình trên 63% so với chăn nuôi đại trà; thay đổi nhận thức của người dân vùng cao về phương thức chăn nuôi truyền thống kém hiệu quả, sang hình thức chăn nuôi lợn an toàn sinh học, hạn chế rủi ro do dịch bệnh, nâng cao chất lượng thịt lợn, liên kết tiêu thụ sản phẩm…

IMG_6829.JPG
Các đại biểu tham quan mô hình tại xã Nậm Chày (Văn Bàn).

Sau khi đi tham quan mô hình tại một số hộ dân, các đại biểu và người dân đã cùng đánh giá kết quả thực hiện mô hình; phương pháp, cách tiếp cận đầu tư, hỗ trợ mô hình ở cộng đồng; hiệu quả kinh tế, xã hội; những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm... đồng thời, đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai.

Để phát triển và nhân rộng mô hình, nhiều ý kiến cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ thành lập tổ hợp tác nông dân cùng liên kết chăn nuôi lợn an toàn sinh học dựa vào cộng đồng; hỗ trợ các tổ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa, gắn an toàn sinh học dựa vào cộng đồng; hỗ trợ nâng cấp sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Huyện Lục Ngạn tìm hiểu, kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều tại Lào Cai

Huyện Lục Ngạn tìm hiểu, kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều tại Lào Cai

Sáng 27/5, Đoàn công tác huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) do đồng chí Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai về việc kết nối, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu quả vải thiều qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành).

Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm

Sa Pa: Nâng cao giá trị thổ cẩm

Hầu hết phụ nữ dân tộc thiểu số ở Sa Pa như Mông, Dao, Xá Phó… thường giữ nghề may thêu truyền thống với đặc trưng của từng dân tộc. Không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình, các sản phẩm thổ cẩm còn trở thành hàng hóa, được nhiều du khách chọn mua.

Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Sau khi NHNN tiếp tục giảm 0,5% một số loại lãi suất điều hành, đại diện các ngân hàng thương mại khẳng định, đang theo sát chỉ đạo và sẽ khẩn trương triển khai đợt giảm lãi suất để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, của người dân, cũng như là hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển chung.

Ưu tiên hàng đầu cho xuất khẩu vải thiều

Ưu tiên hàng đầu cho xuất khẩu vải thiều

Ngày 12/5 bắt đầu có xe chở quả vải tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành). Từ ngày 18/5 đến nay, lượng xe chở quả vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng, có ngày lên tới 20 xe.

fb yt zl tw