Công bố quy hoạch xây dựng Khu nghỉ dưỡng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Lếch Dao (Sa Pa)

Chiều 3/11, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công ty TNHH Làng du lịch nghỉ dưỡng tâm linh Sa Pa tổ chức Lễ công bố Đồ án quy hoạch và quy định quản lý theo quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nghỉ dưỡng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Lếch Dao, thuộc xã Thanh Bình và xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa.

Tham dự Lễ công bố có đại diện các phòng, ban chuyên môn thị xã Sa Pa; đại diện UBND xã, nhân dân xã Thanh Bình, xã Bản Hồ.

20231103160556__MG_4827.JPG
Đại diện chủ đầu tư giới thiệu quy hoạch với người dân địa phương.

Tại buổi Lễ công bố quy hoạch, đại diện UBND thị xã Sa Pa và chủ đầu tư (Công ty TNHH Làng du lịch nghỉ dưỡng tâm linh Sa Pa) đã giới thiệu nội dung Đồ án và giải đáp thắc mắc của cư dân thuộc phạm vi ảnh hưởng của quy hoạch.

20231103164247__MG_4839.JPG
Người dân tham khảo thông tin quy hoạch.

Theo đó, Đồ án quy hoạch và quy định quản lý theo quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nghỉ dưỡng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Lếch Dao đã được UBND thị xã Sa Pa phê duyệt xây dựng theo Quyết định 3466/QĐ-UBND ngày 26/10/2023 thuộc thôn Lếch Dao, xã Thanh Bình và thôn Bản Dền, xã Bản Hồ với tổng diện tích lập quy hoạch 111,8 ha; quy mô 730 khách lưu trú; diện tích xây dựng 43.061m2

20231103161447__MG_4830.JPG
Người dân phát biểu ý kiến tại Lễ công bố quy hoạch.

Không gian quy hoạch được tổ chức theo các nhóm biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái thấp tầng gắn với không gian cây xanh, sân vườn cảnh quan, tiện ích công cộng, không gian văn hóa giải trí, hài hòa với thiên nhiên… hình thành môi trường trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp cho khách du lịch.

20231103163844__MG_4835.JPG
Trao hồ sơ quy hoạch cho đại diện UBND xã Thanh Bình và xã Bản Hồ.

Việc phê duyệt Đồ án là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước làm tốt công tác quản lý đất đai, quản lý kiến trúc và đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt và làm căn cứ để chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo. Từng bước hình thành khu nghỉ dưỡng 5 sao tiêu chuẩn quốc tế với các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp trên cơ sở bảo tồn nguyên trạng các giá trị văn hóa, tinh thần của cư dân bản địa và hệ thống cảnh quan, thiên nhiên hiện có với hệ thống hạ tầng dịch vụ du lịch, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; góp phần tạo thêm sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, hấp dẫn, thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

fb yt zl tw