Có nên tái đàn trong thời điểm giá thịt lợn tăng cao?

Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.

Thịt lợn đắt đỏ, người tiêu dùng cũng đắn đo khi mua.
Thịt lợn đắt đỏ, người tiêu dùng cũng đắn đo khi mua.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh rằng, việc tái đàn cần phải được tính toán kỹ lưỡng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, hiện ngành chăn nuôi lợn đang đối diện với hai thách thức lớn. Thứ nhất là vấn đề con giống khi giá con giống đang ở mức rất cao khiến chi phí đầu vào của người chăn nuôi đội lên đáng kể. Thứ hai là dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, kết hợp với dịch lở mồm long móng làm cho nguy cơ tái đàn kém hiệu quả trở nên hiện hữu. Nếu người chăn nuôi không kiểm soát tốt chất lượng con giống, nguy cơ dịch bệnh lan rộng là rất lớn. Vì vậy, tái đàn phải đi kèm với việc đảm bảo chất lượng con giống, lựa chọn những cá thể khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

Bên cạnh đó, vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học cũng là yếu tố then chốt. Không chỉ cần con giống tốt, người chăn nuôi còn phải kiểm soát môi trường nuôi thật chặt chẽ, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; nếu không nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ khiến họ chịu thiệt hại nặng nề. Chi phí con giống cao, chi phí thuốc thú y cũng lớn, nếu tái đàn mà không kiểm soát tốt, rủi ro thua lỗ là rất cao.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, một trong những nguyên nhân chính khiến giá lợn hơi tăng cao thời gian qua là sự mất cân đối cung cầu. Thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, lượng tiêu thụ tăng mạnh nhưng sau đó nguồn cung chưa kịp phục hồi do ảnh hưởng của dịch bệnh. Dịch bệnh kéo dài đã làm giảm đáng kể số lượng lợn nái và lợn con, khiến việc tái đàn gặp nhiều khó khăn. Một số hộ chăn nuôi có xu hướng giữ lợn lâu hơn, chờ đến khi đạt trọng lượng lớn mới xuất chuồng để hưởng giá cao, thậm chí có trường hợp nuôi lợn đến 140 - 150kg/con thay vì xuất chuồng ở mức 100 - 120kg/con như bình thường. Điều này càng làm cho nguồn cung trên thị trường bị hạn chế, góp phần đẩy giá lên cao hơn nữa.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam.

"Trong bối cảnh hiện nay, người chăn nuôi không nên chạy theo tâm lý đầu cơ mà cần xuất bán lợn đúng độ tuổi để đảm bảo nguồn cung ổn định. Người tiêu dùng cũng có thể điều chỉnh thói quen tiêu dùng, chuyển sang các loại thực phẩm khác như trứng và thịt gia cầm để giảm áp lực lên ngành chăn nuôi lợn. Nếu người tiêu dùng có sự thay đổi hợp lý, giá lợn hơi sẽ sớm ổn định trở lại, tránh những biến động quá lớn", ông Nguyễn Xuân Dương đề xuất.

Về phía Nhà nước, cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ người chăn nuôi. Việc kiểm soát dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu, đồng thời cần có cơ chế giúp người chăn nuôi tiếp cận được nguồn đất để chăn nuôi thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh chăn nuôi tập trung đang được khuyến khích nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các thủ tục hành chính liên quan đến đánh giá tác động môi trường, cấp phép xây dựng chuồng trại cũng cần được đơn giản hóa để tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển.

Bên cạnh đó, vai trò của các hiệp hội ngành hàng ngày càng trở nên quan trọng. Các hiệp hội có thể giúp người chăn nuôi tiếp cận thông tin về thị trường, kỹ thuật chăn nuôi cũng như các biện pháp phòng dịch hiệu quả. Đặc biệt, đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, việc có một tổ chức hỗ trợ sẽ giúp họ tránh được những rủi ro không đáng có, đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững hơn. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, ngành chăn nuôi cũng cần có sự chuyên nghiệp hóa, nâng cao quản trị để đáp ứng những biến động khó lường của thị trường.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

fb yt zl tw