Cơ hội mở rộng xuất khẩu nông sản

Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký 3 nghị định thư trong tháng 8 vừa qua đã mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc.

Trái dừa tươi Việt Nam sắp được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trái dừa tươi Việt Nam sắp được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. “Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các sản phẩm vừa được ký kết sang thị trường Trung Quốc, góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam", Bộ trưởng chia sẻ, đồng thời cho biết, dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400 - 500 triệu USD ngay trong năm 2024 - năm đầu tiên sau khi ký kết Nghị định thư, đưa tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng lên 3,2 - 3,5 tỷ USD.

Đánh giá triển vọng xuất khẩu mặt hàng sầu riêng đông lạnh, TS Lương Ngọc Trung Lập - Chuyên gia phân tích thị trường nông sản, cho biết sầu riêng đông lạnh, bao gồm: sầu riêng nguyên quả (có vỏ), sầu riêng xay nhuyễn (không có vỏ) và cơm sầu riêng (không có vỏ) đều là những sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi. Việc mở cửa thị trường cho sản phẩm này sẽ giúp đa dạng hóa chế biến, giảm áp lực về thời vụ thu hoạch, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho ngành sầu riêng.

Hiện nay ở Việt Nam đã có hạ tầng dịch vụ cho bảo quản sầu riêng, có một số nhà máy chế biến và cấp đông sầu riêng được đầu tư hiện đại. Điển hình, tại TP Cần Thơ có một số đơn vị chuyên làm dịch vụ kho đông lạnh, với đội ngũ công nhân chuyên nghiệp.

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mỗi năm cả nước sản xuất khoảng 1 triệu tấn sầu riêng. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2023, sản lượng xuất khẩu chỉ dao động từ 450.000 - 500.000 tấn. Do đó, nếu có thêm phân khúc cấp đông để xuất khẩu sẽ tạo giá trị cao hơn. Sầu riêng đông lạnh cũng là giải pháp hiệu quả nếu gặp bối cảnh thị trường khủng hoảng dư thừa, cung vượt cầu.

Bên cạnh sầu riêng, dừa tươi cũng là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu lớn. Với việc ký nghị định thư đánh dấu sự kết thúc quá trình đàm phán kỹ thuật giữa hai bên, mở ra cơ hội cho dừa tươi Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới, với diện tích trồng khoảng 175.000 ha, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Với việc mở cửa thị trường Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200-300 triệu USD ngay trong năm 2024, sẽ đem về kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đồng thời dự báo xuất khẩu dừa tươi sẽ càng tăng trưởng mạnh vào các năm tiếp theo.

Là đơn vị tham mưu kỹ thuật cho nghị định thư, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, xuất khẩu dừa tươi không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo động lực cho ngành dừa Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Hiệp hội Dừa Việt Nam thống kê, cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp liên quan đến dừa, trong đó hơn 40 doanh nghiệp sản xuất chế biến sâu. Bên cạnh sản xuất, các doanh nghiệp còn khai thác một số nguyên liệu, phế phụ phẩm từ dừa, phục vụ các ngành thực phẩm, y tế, mỹ phẩm.

Cá sấu là sản phẩm cuối cùng trong danh sách ký kết chiều 19/8, thể hiện sự đa dạng hóa các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia khác trên thế giới. Ngành nuôi cá sấu ở Việt Nam đã phát triển trong hơn 30 năm qua. Các sản phẩm từ cá sấu như thịt, da và các bộ phận khác hầu hết đều có giá trị kinh tế cao.

Việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho cá sấu sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành này. Đây không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là động lực để ngành nuôi cá sấu Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và phúc lợi động vật.

Hiện có nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 12 mặt hàng rau quả (dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít); tổ yến, bột cá và một số sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; mặt hàng sữa và thủy sản các loại.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Nhân ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10): Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số đang trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững cho các địa phương. Tỉnh Lào Cai, với vị trí chiến lược cửa ngõ giao thương của Việt Nam với Trung Quốc và khu vực ASEAN, đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng nền móng phát triển kinh tế số, tạo đà cho các ngành công nghiệp và dịch vụ mới.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét phát động phong trào 120 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có mức giải ngân dưới mức bình quân cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để giảm áp lực nợ xấu

Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để giảm áp lực nợ xấu

Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm, sau bão số 3 vừa qua, nguy cơ nợ xấu tăng lên tiếp tục hiện hữu khi dư nợ thiệt hại ước tính sơ bộ có thể lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Những yếu tố này càng khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng gia tăng, đòi hỏi phải có thêm hướng tháo gỡ từ cơ chế, chính sách.

Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều rủi ro, bất định. Chín tháng qua chứng kiến nền kinh tế nước ta dần phục hồi, với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, mặc dù có những tháng sự phục hồi khá mong manh, doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

fbytzltw