Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp

LCĐT - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 45% và giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 60.000 tỷ đồng. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đã và đang tích cực cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng từng bước phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị thông qua xuất khẩu.

Tốc độ tăng trưởng cao

Trước năm 2000, mặc dù công nghiệp được coi là “đòn bẩy” phát triển kinh tế Lào Cai, tuy nhiên quy mô chế biến sâu khoáng sản còn ở mức trung bình, tốc độ tăng trưởng thấp. Để phát huy tiềm năng, lợi thế đưa công nghiệp khẳng định là “đòn bẩy” kinh tế, giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh đã đưa 2 khu công nghiệp (Đông Phố Mới và Tằng Loỏng) đi vào hoạt động, trong đó Khu Công nghiệp Tằng Loỏng tập trung các nhà máy chế biến sâu khoáng sản đầu tiên của cả nước. Tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng bố trí các cơ sở sản xuất tập trung về hóa chất, phân bón và luyện kim. Từ khi đi vào hoạt động, trong 10 năm (2001 - 2010), cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến sâu khoáng sản tăng 2,3 lần và giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7 lần. Công nghiệp chế biến sâu khoáng sản trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế và có đóng góp lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 gấp 5,2 lần năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 15,5% và giai đoạn 2006 - 2010 đạt 23,9%.

Hoạt động sản xuất tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai.
Hoạt động sản xuất tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai.

Thực tế cho thấy, từ năm 2001 đến năm 2010, nhờ sự phát triển đột phá của ngành công nghiệp chế biến sâu khoáng sản đã đưa Lào Cai từ một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam dần vươn lên thành tỉnh phát triển của vùng Tây Bắc. Đặc biệt, những năm qua, ngành công nghiệp Lào Cai từng bước khai thác các lợi thế của địa phương và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, bước đầu tạo ra một số sản phẩm có sản lượng lớn với thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu ổn định, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Chuyển dịch cơ cấu đúng hướng

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Để phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, các dự án chế biến sâu khoáng sản được ưu tiên đầu tư, nhiều nhà máy đi vào hoạt động phát huy hiệu quả, như Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai, công suất 20 nghìn tấn/năm; Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đồng Tả Phời; Nhà máy Tuyển đồng số 2 thuộc Dự án nâng công suất mỏ tuyển đồng Sin Quyền; Dự án Nhà máy sản xuất phốt pho đỏ công suất 3.000 tấn/năm. Đầu năm 2022 đã khởi công Nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện công nghệ cao tại xã Bản Qua, có tổng vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng. Đây là dự án FDI của doanh nghiệp Hàn Quốc, có 100% công nghệ và thiết bị châu Âu, Mỹ sản xuất ra dây điện và cáp điện cao thế, siêu cao thế để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; công suất thiết kế của nhà máy là 60.000 tấn sản phẩm/năm.

Công nhân Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang Lào Cai vận hành dây chuyền sản xuất phốt pho.
Công nhân Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang Lào Cai vận hành dây chuyền sản xuất phốt pho.
Vận hành dây chuyền tuyển tại Nhà máy tuyển đồng số 2, thuộc Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền.
Vận hành dây chuyền tuyển tại Nhà máy tuyển đồng số 2, thuộc Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền.

Đặc biệt, các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư hoàn thiện hạ tầng, hệ thống quan trắc tự động, xử lý môi trường, hướng đến phát triển ngành công nghiệp hiện đại, tăng trưởng theo chiều sâu, giá trị tăng thêm tăng nhanh.

Cùng với đó, tiềm năng thủy điện được khai thác hợp lý, có 70 dự án đã hoàn thành phát điện với tổng công suất lắp máy gần 1111 MW. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 41.200 tỷ đồng, năm 2022 ước đạt 47.500 tỷ đồng (chế biến sâu khoáng sản chiếm 71,74%) và Lào Cai khẳng định là trung tâm luyện kim, hóa chất, phân bón của vùng và cả nước.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp có thế mạnh

Theo ông Hoàng Chí Hiền, tuy đã có sự chuyển dịch tích cực, nhưng việc phát triển công nghiệp chế biến sâu vẫn còn khó khăn, thách thức, đó là: Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ; sản xuất chưa gắn với chuỗi giá trị, chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp; chậm đổi mới khoa học - công nghệ; năng suất lao động chưa cao; hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển… Tính liên kết trong vùng, khu vực đối với sản xuất chưa nhiều, nhất là liên kết hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm, qua đó chưa thể hiện được dấu ấn, thành tựu phát triển công nghiệp chế biến sâu khoáng sản của vùng và khu vực.

Do đó, Lào Cai xác định những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới: Phát triển công nghiệp chế biến sâu theo hướng tập trung, liên kết vùng và tiếp tục giữ vai trò quan trọng cho chuỗi sản xuất công nghiệp; đưa trình độ công nghệ chế biến sâu Lào Cai tiệm cận với trình độ công nghệ thế giới; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, thúc đẩy phát triển lĩnh vực logistics trở thành cầu nối quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước ASEAN với tỉnh Vân Nam và khu vực phía Tây Nam của Trung Quốc; xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm thu hút lao động công nghệ cao của vùng; đưa Lào Cai trở thành trụ cột đầu tư, là điểm đến của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế, góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.                               

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

fb yt zl tw