Chủ động các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra

UBND tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 2412-UBND/NLN yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực, chủ động tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tai theo quy định của pháp luật; đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các chỉ thị, kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai đã ban hành; chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các địa phương về biện pháp, kỹ năng phòng, chống thiên tai, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, điều chỉnh mùa vụ, cây trồng thích ứng với thời tiết của từng địa phương để hạn chế thấp nhất thiệt hại; đề xuất các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tưới tiến tiến trong phòng, chống hạn cho lúa vụ xuân và vụ mùa, cây trồng cạn, sản xuất lâm nghiệp, công tác cảnh báo cháy rừng...

Ngập úng gây hại hoa màu trong mùa mưa lũ năm 2022..jpg
Ngập úng gây thiệt hại cây trồng trong mùa mưa lũ năm 2022.
dong loc.jpg
Dông lốc gây tốc mái nhà dân tại huyện Bảo Yên đầu tháng 6 năm 2023.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng chi viện, hỗ trợ các địa phương về lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khắc phục sự cố, thiên tai…

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, nhất là khu vực biên giới, cửa khẩu; đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới, cửa khẩu khi có thiên tai xảy ra.

Công an tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch bố trí lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực bị thiên tai; tổ chức thực hiện tốt công tác cứu hộ, cứu nạn, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-BCA ngày 14/1/2021 của Bộ Công an; chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng bố trí lực lượng phân luồng giao thông, hướng dẫn giao thông ở các khu vực bị thiên tai, nhất là các khu vực cầu, ngầm tràn, sạt lở đất, sụt lún đất…

Lực lượng tăng cường của xã, huyện diễn tập phối hợp với lực lượng tại chỗ tổ chức tìm kiếm cứu người, tài sản bị lũ cuốn trôi..jpg
Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn tại huyện Bảo Thắng năm 2022.

Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; cập nhật, xử lý, truyền tải kịp thời thông tin về diễn biến thời tiết, khí hậu; dự báo sớm diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm…

Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện đúng quy định, kiểm soát an toàn hồ đập thủy điện; bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du trong mùa mưa, lũ. Kiểm tra rà soát bảo đảm an toàn các bãi thải, hồ thải, khu vực khai thác khoáng sản; chủ động xử lý và có phương án đảm bảo an toàn công trình, khu dân cư lân cận, nhất là trong các tình huống xảy ra mưa lớn, lũ lớn, sạt lở đất; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch khai thác vận chuyển, dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu; điều tiết hàng hóa để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai…

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị quỹ đất để di chuyển sắp xếp dân cư ra khỏi khu vực thiên tai nguy hiểm; chuẩn bị quỹ đất để thực hiện các dự án phòng, chống thiên tai; hướng dẫn thực hiện tốt công tác môi trường...

Sở Giao thông, Vận tải - Xây dựng chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh lập kế hoạch đảm bảo giao thông thông suốt cho người và các phương tiện khi có sự cố, thiên tai xảy ra; chuẩn bị đầy đủ vật tư, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu, khắc phục sự cố, thiên tai, đặc biệt các tuyến đường trọng điểm, xung yếu; có phương án thay thế khi có sự cố ách tắc giao thông trong thời gian nhanh nhất; chủ động triển khai khắc phục nhanh tình trạng ngập úng, nhất là ngập úng khu đô thị...

Sở Y tế xây dựng các phương án phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau khi thiên tai; chuẩn bị đầy đủ lực lượng cán bộ y tế, dự trữ đủ cơ số thuốc, phương tiện vật tư y tế cần thiết đáp ứng nhu cầu cứu thương, phòng ngừa bệnh dịch; cấp cứu nạn nhân bị thiên tai kịp thời; hướng dẫn Nhân dân các biện pháp vệ sinh, xử lý môi trường vùng bị thiên tai.

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án ứng phó với thiên tai của ngành giáo dục bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh; kiểm tra trường lớp trước mùa mưa, lũ để có kế hoạch sửa chữa đảm bảo cho công tác dạy và học; xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023…

Các sở, ban, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được giao thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thời tiết, thiên tai để chỉ đạo các địa phương được phân công phụ trách.

Diễn tập phòng, chống thiên tai tại huyện Mường Khương..jpg
Diễn tập phòng, chống thiên tai tại huyện Mường Khương đầu năm 2023.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã; thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ, nguy cơ rủi ro thiên tai để có phương án di dời dân cư kịp thời ra khỏi khu vực thiên tai nguy hiểm; tăng cường theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường thời lượng truyền thông để hướng dẫn, cảnh báo người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời với nắng nóng, hạn hán, dông lốc, mưa lũ, sét đánh, sạt lở; kiểm tra, rà soát an toàn hồ đập, đánh giá mức độ an toàn hồ đập…

Chỉ đạo UBND cấp xã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chủ động nâng cấp, gia cố, chằng chống nhà ở, hoặc di dời đến nơi an toàn; tổ chức kiểm tra, dọn dẹp khơi thông cống rãnh, mương máng, cắt tỉa cây xanh xung quanh nhà ở để đảm bảo an toàn; không lội qua sông, suối, ngầm tràn, không đánh bắt cá, vớt củi khi có mưa lũ xảy ra; chuẩn bị trang - thiết bị, vật tư, phương tiện, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh theo khả năng để đảm bảo đời sống khi thiên tai xảy ra; sẵn sàng lực lượng để ứng phó với các sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...

Tổ chức lực lượng tuần tra, cảnh giới, cắm biển cảnh báo những vị trí ngầm tràn có nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ ống, lũ quét... để hướng dẫn người dân, phương tiện qua lại đảm bảo an toàn; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; chủ động khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra…

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 27 đợt thiên tai, trong đó có 22 đợt mưa lớn và 5 đợt rét đậm, rét hại, làm chết 9 người, 1.673 nhà ở bị thiệt hại và ảnh hưởng, 1.020 ha cây cối, lúa, hoa màu bị ảnh hưởng. Thiên tai xảy ra cũng làm thiệt hại nhiều trường học, nhà văn hóa, hệ thống kênh mương thủy lợi, đường giao thông… trên địa bàn tỉnh. Tổng thiệt hại về kinh tế ước trên 125 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

fb yt zl tw