Chợ đêm tạo đòn bẩy kích cầu du lịch

Nhờ sự sầm uất và nhộn nhịp với đủ loại hình dịch vụ, mua sắm, giải trí, chợ đêm đã tạo đòn bẩy kích cầu du lịch, quảng bá thương hiệu, góp phần vào sự phát triển cho ngành du lịch địa phương.

Điểm đến thú vị cho du khách

Mô hình chợ đêm tuy không còn mới nhưng vẫn được đánh giá là "mảnh đất" đầy tiềm năng của du lịch. Đây là nơi được các địa phương áp dụng để giữ chân du khách về đêm. Tại nhiều địa phương, nhất là ở những nơi trọng điểm du lịch đều có chợ đêm. Với không gian thuần túy dành cho mua sắm, ăn uống, chợ đêm đã phần nào gia tăng thêm trải nghiệm cho du khách.

Từ những gánh hàng tạm của người dân địa phương, chợ đêm Sa Pa (Lào Cai) được tổ chức vào những ngày cuối tuần từ 16h - 22h, chính thức hoạt động từ năm 2017, tạo thành một không gian đậm nét văn hóa dân tộc miền núi.

Khi đến đây, du khách không chỉ được thỏa thích mua sắm những món đồ đậm chất Tây Bắc như khăn, quần áo, mũ... mà còn được thưởng thức đa dạng các món dân tộc đặc trưng. Cùng với đó là những màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống dân tộc, với các tiết mục đặc sắc như: thổi khèn, múa ô của người Mông; múa chuông của người Dao; nhảy sạp…

Chợ đêm Sa Pa.
Chợ đêm Sa Pa.

Không chỉ có chợ đêm Sa Pa, nhiều chợ đêm tại vùng cao Tây Bắc cũng trở thành điểm đến hấp dẫn, là sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản cũng như văn hóa đặc sắc của địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của du khách khi đến địa phương.

Tại Hà Nội, chợ đêm phố cổ hay chợ hoa đêm tại Quảng Bá được biết đến là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Mọi người đến đây không chỉ với mục đích mua sắm mà còn để thưởng thức không khí nhộn nhịp, vui vẻ và cảm nhận nếp sống của người Hà Thành.

Gần đây, tại đảo ngọc Phú Quốc xuất hiện mô hình chợ đêm sáng tạo khá mới mẻ mang tên Vui Phết - VUI-Fest Bazaar. Không đơn thuần là khu chợ để du khách trải nghiệm mua sắm, ăn uống về đêm, đến VUI-Fest Bazaar, du khách được tham quan mua sắm tại hơn 50 gian hàng từ ẩm thực đến đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, sản vật địa phương, đồng thời được xem đủ các show đường phố vui nhộn, từ Loảng Xoảng show, Tinh tươm show, Xúng Xính show, đến xem trình diễn pháo hoa hàng đêm... Bởi vậy, VUI-Fest đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách ghé vui chơi và mua sắm.

Việc phát triển những mô hình chợ đêm như Vui Phết đã góp phần tạo ra chuyển biến cho ngành dịch vụ du lịch, tăng nguồn thu; tạo thêm công ăn việc làm vì chợ đêm cần số lượng lao động khá lớn, nhu cầu nhân lực không chỉ dừng lại là đầu bếp, phục vụ quán ăn mà còn từ các dịch vụ kèm theo như lái xe, bảo vệ, vệ sinh… Cùng với đó, việc quy tụ trong cùng một không gian nhiều sản phẩm, sản vật cho du khách mua sắm cũng giúp chính quyền dễ dàng hơn trong việc quản lý, bình ổn giá, tránh tình trạng "chặt chém", chèo kéo khách, từ đó gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách về hình ảnh du lịch địa phương thân thiện và văn minh.

Để chợ đêm níu chân du khách

Chợ đêm phần nào gia tăng thêm trải nghiệm cho du khách.
Chợ đêm phần nào gia tăng thêm trải nghiệm cho du khách.

Bộ Công thương vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 60 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Nghị định mới quy định mô hình chợ đêm là chợ được tổ chức ở khu vực, địa điểm được dành cho phát triển kinh tế đêm của địa phương, hoạt động trong thời gian từ 18h hôm trước tới 6h sáng hôm sau. Ngoài ra, các chợ cũng sẽ được phân thành 3 loại hình: chợ hạng 2, hạng 1 và hạng 3, tùy theo quy mô và diện tích cũng như việc đầu tư xây dựng bán kiên cố hay kiên cố.

Theo Bộ Công thương, mô hình chợ đêm đã xuất hiện ở một số tỉnh, thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang… Chợ đêm có lợi thế là thu hút du khách và tạo điểm nhấn, màu sắc cho từng địa phương cũng như vùng miền. Tuy nhiên, trên thực tế không có nhiều chợ đêm phong phú và sôi động, trái lại, nhiều chợ đêm hoạt động chưa thực sự như kỳ vọng, rơi vào cảnh ế ẩm, vắng khách. Trong đó có thể kể đến một số chợ đêm tại Thành phố Hồ Chí Minh như chợ đêm Bến Thành, chợ Hồ Thị Kỷ, chợ đêm An Thượng (Đà Nẵng)…

Theo chị Đỗ Thị Khánh Linh, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, một số chợ đêm tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa có sự độc đáo nên đi chợ nhiều người chỉ nghĩ đến việc đi ăn uống, không có yếu tố đặc sắc. Thêm nữa, hầu hết tại các chợ đêm đều bán các đồ ăn vặt giống nhau, phần lớn là các đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ,... Những đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm chất lượng và tính thẩm mỹ không cao, giá cả lại đắt hơn các sàn giao dịch trực tuyến, do đó, không ít du khách đi chợ đêm một lần và không còn muốn đi lần thứ hai.

Đã trải nghiệm các chợ đêm tại nhiều điểm du lịch trên khắp cả nước, chị Phạm Thị Bến Hải, Hà Nội cho biết: Các khu chợ đêm tại nhiều điểm du lịch đều na ná giống nhau nên thực sự không hấp dẫn, đi một lần là chán. Theo chị Hải, bên cạnh việc bán hàng ăn uống, đồ lưu niệm, chợ đêm cần có thêm nhiều dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút du khách.

Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chợ đêm ở các địa phương lúc mới mở rất đông khách, về sau thưa vắng dần. Theo ông, để duy trì chợ đêm gắn với phát triển du lịch rất cần có quy hoạch và gắn thêm vai trò doanh nghiệp vào vận hành. “Chợ đêm, cần có quy hoạch chung và đánh giá sản phẩm tại địa phương. Mỗi vùng miền có mỗi sản phẩm, gắn đặc trưng với địa phương đó. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối giữa doanh nghiệp và địa phương để cùng phát triển sản phẩm” - Ông Lê Trương Hiền Hòa nêu.

Theo các chuyên gia, du khách đến chợ đêm không chỉ ăn uống và mua sắm, mà còn phải cảm thấy vui vẻ, thư giãn và tận hưởng nhiều trải nghiệm đặc sắc. Do đó, cần sớm có quy hoạch riêng cho chợ đêm. Cần đầu tư thêm cho chợ đêm các chương trình nghệ thuật, công nghiệp văn hóa, trung tâm mua sắm lớn, hoạt động đường phố, điểm tham quan, vui chơi giải trí mới về đêm, mạnh mẽ kêu gọi thu hút các nhà đầu tư lớn. Ngoài ra cũng cần phải khảo sát nhu cầu của du khách, bổ sung phù hợp dựa trên năng lực địa phương sẵn có và kêu gọi sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng phải khai thác hiệu quả thế mạnh ẩm thực và văn hóa bản địa, đưa chợ đêm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng; khảo sát để nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách trong nước, khách quốc tế.

Có thể nói, lợi thế của chợ đêm là thu hút khách du lịch và tạo điểm nhấn, màu sắc cho từng địa phương, vùng miền. Do vậy, phát triển chợ đêm sẽ có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác tiềm năng hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng bá văn hóa và nền ẩm thực Việt Nam ra thế giới.

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng, bằng 117,9% so cùng kỳ

Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng, bằng 117,9% so cùng kỳ

Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 8/2024 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 94.200 tỷ đồng, đạt 6,3% so với dự toán, bằng 109,9% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng  năm 2024, tổng thu ước đạt 1.146.828 tỷ đồng, bằng 77,2% so với dự toán pháp lệnh, bằng 117,9% so cùng kỳ.

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Mục tiêu của huyện Si Ma Cai đến tháng 8/2025 hoàn thành 100% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025. Riêng năm 2024, huyện phấn đấu hoàn thành 502 căn nhà, chiếm 80% mục tiêu của cả giai đoạn.

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Sáng 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, với số tiền này, số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai (tính theo kênh MTTQ tỉnh) khắc phục hậu quả mưa lũ đã vượt qua con số 50 tỷ đồng.

Xử nghiêm việc lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa nhằm trục lợi

Xử nghiêm việc lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa nhằm trục lợi

Trong công điện gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị giám sát thị trường hàng hóa tại các chợ đầu mối, trung tâm mua sắm, siêu thị, không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm, đầu cơ nâng giá; đồng thời xử nghiêm hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá bất hợp lý.

Bộ Tài chính: Nhanh chóng ổn định giá cả trong thời gian khắc phục hậu quả bão số 3

Bộ Tài chính: Nhanh chóng ổn định giá cả trong thời gian khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 12/9, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Qua nắm bắt sơ bộ tình hình tại một số địa bàn các tỉnh một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... dẫn đến tăng giá cục bộ tại một số địa bàn.

Ước tính chi trả bồi thường bảo hiểm ban đầu do bão Yagi gây ra là 7.000 tỷ đồng

Ước tính chi trả bồi thường bảo hiểm ban đầu do bão Yagi gây ra là 7.000 tỷ đồng

Theo thông tin Bộ Tài chính, đến 17 giờ ngày 12/9, các doanh nghiệp đã tiếp nhận thông tin hơn 9.000 số vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới; ghi nhận 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Tổng số tiền chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng.

Nỗ lực cấp điện trở lại cho khách hàng

Công ty Điện lực Lào Cai: Nỗ lực cấp điện trở lại cho khách hàng

Trong những ngày qua, mưa lũ đã gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, trong đó hệ thống điện cũng chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đang ngày đêm nỗ lực nhằm khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng.

fbytzltw