Chiến dịch Giờ trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm 428.000 kWh điện

Theo số liệu về mức tiêu thụ điện toàn quốc, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 23/3/2024), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 428.000 kWh (tương đương số tiền khoảng 858,9 triệu đồng).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối ngày 23/3/20124, để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới cùng với 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20h30 đến 21h30.

Sự kiện Giờ Trái đất năm 2024 tại Việt Nam diễn ra với thông điệp “TIẾT KIỆM ĐIỆN - THÀNH THÓI QUEN” được gửi đến cộng đồng với lời kêu gọi thực hiện tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường và không chỉ diễn ra trong 01 giờ đồng hồ, mà mọi tổ chức, cá nhân cần ghi nhớ và thực hiện thường xuyên trong suốt 365 ngày của cả năm để tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng thực sự trở thành thói quen.

Nghi thức tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 đã chính thức diễn ra tại phố đi bộ Hồ Gươm.
Nghi thức tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 đã chính thức diễn ra tại phố đi bộ Hồ Gươm.

Chiến dịch Giờ Trái đất đã ngày càng lan tỏa rộng rãi trên cả nước và trở thành một hoạt động thường niên về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường vào tháng 3 hàng năm. Từ việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, Giờ Trái đất được kỳ vọng tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của cộng đồng trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Để hoạt động của chương trình mang lại ý nghĩa và hiệu quả thiết thực, Bộ Công Thương đã đề nghị các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Giờ Trái đất diễn ra trong tháng 3 nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo các tổ chức, cơ quan và người dân trên địa bàn tỉnh, thành phố tham gia vào chiến dịch; vận động các tổ chức, cơ quan và người dân thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất.

Tại Hà Nội, đúng 20h30, nghi thức tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 đã chính thức diễn ra tại phố đi bộ Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm. Các địa danh nổi tiếng của Hà Nội như: Đền Ngọc Sơn - Tháp Rùa - Cầu Thê Húc, vườn hoa Lý Thái Tổ; Nhà Hát lớn Hà Nội, Hồ Trúc Bạch… đồng loạt tắt đèn. Nhiều khu phố Hà Nội gần như chìm trong bóng tối.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh: Chỉ một vài hành động nhỏ sẽ mang đến ý nghĩa lớn cho cộng đồng, tạo thành thói quen tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong cả năm, góp phần hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

Hưởng ứng giờ trái đất năm nay, Hà Nội tổ chức các hoạt động thiết thực như phát động giải chạy online hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 vào ngày 17/3/2024 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tổ chức tuyên truyền, treo băng rôn, khẩu hiệu và tổ chức các hoạt động hoạt náo, đạp xe tại các tuyến phố chính trên địa bàn thành phố. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh "Thiếu nhi Thủ đô - Tiết kiệm điện thành thói quen"; chương trình "Đổi giấy lấy cây" mang thông điệp bảo vệ môi trường hưởng ứng Giờ Trái đất.

Với hiệu ứng và sức lan tỏa trên khắp cả nước, Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cộng đồng mà còn góp phần hiện thực hóa cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng là một trong những đơn vị điển hình luôn quan tâm và tích cực phối hợp để thực hiện tốt chương trình. Theo thông tin từ Tập đoàn, trên tinh thần tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất, tận dụng sức mạnh lan tỏa cộng đồng của internet, chuyển đổi số và mạng xã hội, EVN đã yêu cầu các đơn vị cùng đăng tải các nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 trên các kênh truyền thông số của Tập đoàn và của các đơn vị như website, zalo, Facebook, Tiktok, Youtube…, với hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn, thu hút người đọc/người xem như Infograpfic, ảnh, video clip...

Tập đoàn cũng yêu cầu các Tổng Công ty Điện lực, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền các nội dung về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị. Đồng thời, vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết vào thời gian hưởng ứng Giờ Trái đất từ 20h30 đến 21h30 thứ Bảy, ngày 23/3/2024.

Qua số liệu về mức tiêu thụ điện toàn quốc, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho biết: Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 23/3/2024), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 428.000 kWh (tương đương số tiền khoảng 858,9 triệu đồng).

Sau 16 năm tích cực hưởng ứng tham gia, chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam ngày càng được lan tỏa rộng rãi trên cả nước và trở thành hoạt động thường niên rất có ý nghĩa vào tháng 3 hàng năm. Từ việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đến nay chiến dịch Giờ Trái đất đã góp phần quan trọng biến nhận thức của mỗi cá nhân thành hành động cụ thể trong việc thực hành tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Trong khuôn khổ Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024, Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt các hoạt động để hưởng ứng, cụ thể: tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024”; Phát động toàn dân thực hiện tiết kiệm điện và Giải chạy hưởng ứng Giờ Trái đất 2024.

Chuỗi sự kiện đã góp phần tích cực trong việc lan toả sâu rộng thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen” của Chiến dịch Giờ Trái đất năm nay, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cộng đồng đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; đồng thời thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.

Giờ Trái đất là một trong những sự kiện thường niên toàn cầu về bảo vệ môi trường, với sự hưởng ứng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Chiến dịch Giờ Trái đất đã tạo sự chuyển biến rất lớn về nhận thức cũng như trong hành động của người dân trên thế giới trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Bắt đầu tại thành phố Sydney - Australia vào năm 2007, với hơn 2 triệu người tham gia, đến nay, đã có gần 200 quốc gia/vùng lãnh thổ cùng hàng tỷ người trên toàn thế giới hưởng ứng.

Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, Bộ Công Thương đồng chủ trì đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của 63 tỉnh thành phố cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Năm 2024 cũng là lần thứ 16 Việt Nam tích cực tham gia hưởng ứng chương trình.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Phát triển ngành hàng quế bền vững

Phát triển ngành hàng quế bền vững

Toàn tỉnh hiện có hơn 58.000 ha quế, hằng năm đưa ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế, gần 120.000 tấn cành, lá và một số sản phẩm liên quan đến quế. Cây quế đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá, giúp nâng cao đời sống, giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Tuy vậy, ngành quế đang đứng trước một số khó khăn, thách thức và cần giải pháp tháo gỡ, phát triển bền vững.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

fb yt zl tw