Châu Âu bất ngờ giáng đòn trừng phạt nặng nề vào Ukraine

Ủy ban châu Âu đã mở rộng lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine tới 5 quốc gia thuộc Liên minh.
Ủy ban châu Âu (EC) đã gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vào 5 quốc gia EU cho đến giữa tháng 9.
Hãng thông tấn PAP của Ba Lan cho biết, hàng xuất khẩu bị cấm đưa sang Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria. Lệnh cấm trước đó đã kết thúc vào thứ Hai, ngày 5 tháng 6.
"EC đã gia hạn lệnh cấm nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hướng dương từ Ukraine cho đến giữa tháng 9 năm 2023. Văn bản có hiệu lực và thay thế các lệnh cấm nhập khẩu đơn phương áp đặt bởi những quốc gia có chung biên giới với Ukraine, bao gồm cả Ba Lan", thông báo cho biết.
Lệnh cấm vận nhằm vào các sản phẩm ngũ cốc của Ukraine chỉ liên quan đến nhập khẩu trực tiếp, mặt hàng nói trên vẫn có thể tiếp tục được quá cảnh qua những quốc gia đã liệt kê, trong quá trình đi sang các đất nước khác.
Chính quyền Ukraine dĩ nhiên phản đối việc châu Âu gia hạn lệnh cấm, nhưng bất chấp được hỗ trợ bởi Chủ tịch EC - bà Ursula von der Leyen, quyết định đã được đưa ra và không thể thay đổi.
Vấn đề ngũ cốc Ukraine từ lâu đã trở thành biểu tượng của các "thỏa thuận hậu trường", đặc biệt xuất hiện nhiều cáo buộc cho rằng đường đi của nông sản không đúng như cam kết và tới tay đối tượng lẽ ra không được thụ hưởng.
Nga nhiều lần cảnh báo sẽ chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine, nhưng dưới sức ép từ Thổ Nhĩ Kỳ thì mọi việc vẫn tiếp diễn. Tuy vậy động thái mới nhất từ EC rõ ràng đang khiến chính quyền Kyiv gặp phải rất nhiều khó khăn.
(Theo GD&TĐ)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Lần đầu tiên, thủ đô Hà Nội xác lập mốc thời gian cụ thể để “chia tay” với xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường đô thị, đồng thời là phép thử thực sự cho khả năng chuyển đổi công bằng và hiệu quả sang hệ thống giao thông xanh.

Tăng tốc hành động vì con người

Tăng tốc hành động vì con người

Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) nhằm giải quyết toàn diện các thách thức phát triển toàn cầu - từ xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu đến thúc đẩy bình đẳng giới. Sau 2/3 chặng đường, báo cáo SDG mới nhất đã phác họa một bức tranh tổng quan rõ nét: bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, thế giới vẫn còn đối mặt với những rào cản nghiêm trọng, khiến lộ trình về đích năm 2030 trở nên gian nan.

fb yt zl tw