Chăm sóc đàn vật nuôi, thủy sản mùa nắng nóng

1.jpg

Trước đây, gia đình ông Chảo A Sính, xã Bản Qua (Bát Xát) bị chết 1 con trâu khi đi cày vào thời điểm nắng nóng. Rút kinh nghiệm từ năm đó, vào những ngày nắng nóng, ông Sính không cho trâu làm việc, chỉ chăn thả ngoài trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, cho trâu uống nước muối pha loãng và tắm 1 - 2 lần/ngày.

3.jpg

Bên cạnh đó, ông tăng cường lượng thức ăn xanh để trâu có sức đề kháng trong thời tiết nắng nóng, như cỏ tươi, cây ngô, cây chuối. Khi nắng nóng kéo dài, cán bộ thú y cũng hướng dẫn gia đình tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, như vệ sinh chuồng trại, thu gom và xử lý chất thải đảm bảo chuồng nuôi sạch, thoáng, phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, ruồi, tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho đàn vật nuôi. Hiện gia đình ông duy trì nuôi 9 con trâu, trong đó có 4 con trâu mẹ, một con trâu đực và 4 con nghé, tất cả đều khỏe mạnh.

5.jpg

Các hộ chăn nuôi gia cầm thời điểm này đã chủ động giảm mật độ nuôi, chỉnh trang lại chuồng trại để hạn chế nắng nóng. Bà Lê Thị Hằng, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) cho biết: Lứa trước, tôi nuôi hơn 4 nghìn con gà, nay giảm xuống 3 nghìn con. Tuy mới đầu hè nhưng thời tiết oi bức khiến gà kém ăn, phát triển chậm, tôi bổ sung vitamin C và các chất điện giải vào chế độ ăn, uống để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Ngoài ra, tôi thường xuyên thay đệm lót sinh học giúp phân hủy phân gà, khử mùi, giữ vệ sinh chuồng nuôi, tạo môi trường sạch, thông thoáng.

Đối với nuôi thủy sản, người dân cũng chủ động các biện pháp chống nắng, nóng. Ông Lê Văn Hiến, xã Văn Sơn (Văn Bàn) cho biết: Gia đình tôi có hơn 2 ha ao nuôi thủy sản (cá, ba ba). Để thủy sản khỏe mạnh, tôi luôn theo dõi, duy trì mực nước trong ao nuôi, thả bèo ở các góc ao làm chỗ trú ẩn, tránh nắng cho cá, ba ba.

6.jpg

Theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng và là điều kiện thuận lợi để nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ phát sinh, lây lan trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo thời tiết để tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp kỹ thuật khắc phục tình trạng nắng nóng, thiếu nước.

4.jpg

Đối với gia súc, gia cầm, cần thường xuyên kiểm tra chuồng trại, che chắn nắng và làm mát chuồng nuôi bằng cách phủ thêm lên mái các vật liệu chống nóng, nếu có điều kiện nên bố trí hệ thống phun nước làm mát trên mái chuồng, phun sương trong chuồng nuôi và bố trí quạt điện làm mát.

Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn chủ động nguồn cung cấp điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất; vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh, sử dụng các chế phẩm sinh học phun chuồng trại, xử lý phân để hạn chế dịch bệnh phát sinh; giảm mật độ nuôi nhốt, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung BComplex, Vitamin C, chất điện giải vào nước uống để tăng cường sức đề kháng, chống stress nhiệt cho đàn vật nuôi. Đối với đàn gia súc lớn, vào những ngày trời nắng nóng, trong khoảng từ 10 giờ đến 15 giờ không chăn thả và bắt gia súc làm việc; đưa gia súc về chuồng trại hoặc đến nơi có bóng mát, cây xanh tránh nắng.

2.jpg

Các cơ sở sản xuất thủy sản chú ý bổ sung nước, đảm bảo số lượng, chất lượng nước phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cá. Thả bèo tây hoặc làm dàn mướp, bầu, bí trên mặt ao để giảm nóng và làm chỗ trú cho cá. Cơ sở nuôi cá lồng, bè trên hồ thủy điện cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi đảm bảo nước được lưu thông; di chuyển lồng về nơi râm mát, trường hợp không di chuyển được cần hạ thấp lưới lồng để đảm bảo nhiệt độ cho cá sinh trưởng và phát triển. Các cơ sở nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) tu sửa hệ thống bể ấp, bể ương, ao nuôi tránh tình trạng rò rỉ nước, điều chỉnh van cấp nước hợp lý, tránh tình trạng thiếu nước.

Trong thời gian nắng nóng, thiếu nước phải sử dụng thiết bị cần thiết (máy bơm, máy sục khí, máy tạo dòng, thiết bị cung cấp oxy, hệ thống lọc bán tuần hoàn...), đồng thời giảm khẩu phần ăn xuống từ 50% - 70% hoặc ngừng hẳn vào những ngày nắng nóng (nhiệt độ nước trên 35 độ C); không nên đánh bắt, vận chuyển cá vào thời điểm nắng nóng.

Chăm sóc đàn vật nuôi, thủy sản (1).jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu dự hội nghị.

Tập huấn nâng cao năng lực đấu thầu, đấu thầu qua mạng

Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp (Sở Tài chính) tổ chức hội nghị bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu qua mạng; cập nhật Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và các văn bản hướng dẫn hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Sau khi Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung lập phương án vận chuyển 194.678 tấn quặng Limonit từ mỏ sắt Quý Xa về Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Sở Xây dựng đã có ý kiến yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Đó là nhận định của đại diện Anphabe (đơn vị tư vấn giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) khi nói về xu hướng nhân sự và thị trường lao động Việt Nam những tháng đầu năm 2025, chiều 22/4.

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Mới khởi công nhưng những ngày qua trên công trường xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) khá nhộn nhịp bởi nhà thầu đẩy nhanh các hướng thi công để đảm bảo công trình hoàn thành vào tháng 9/2026, tức sau 18 tháng thi công.

fb yt zl tw