Cá nặng, lưới đầy

Từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, “vựa” cá trên đất Phong Hải (Bảo Thắng) tấp nập những chuyến xe chở cá, mang theo niềm vui vô bờ bến của người dân nơi đây. Năm nay, “vựa” cá Khởi Khe còn vui hơn bởi “được mùa, được giá”.

Mưa xuân lất phất, kèm theo những cơn gió cuối đông khiến nhiều người không khỏi xuýt xoa vì cái lạnh. Tuy vậy, ao cá của gia đình anh Bàn Văn Thành (dân tộc Dao) ở thôn Khởi Khe lại vô cùng náo nhiệt. Hơn chục thanh niên có “tuổi nghề” kéo cá từ 5 - 7 năm đang dầm mình dưới nước, căng sức vừa quây vừa kéo lưới với mẻ cá đầy. Cá trắm, cá chép tròn bóng, vảy lấp lánh, quẫy tung nước khi bị kéo vào gần bờ. Anh Bàn Văn Thành không giấu được niềm vui khi thấy công sức của cả gia đình giờ đã có kết quả. Nhanh tay bắt từng con rồi chuyển vào thùng, đợi đến khi đầy, hai thanh niên lặc lè khiêng lên xe ô tải đã chờ sẵn. Cứ như vậy, hơn một tiếng đồng hồ, toàn bộ cá trong lưới mới được chuyển hết lên xe.

z5092020085184-281460e7ee89065268e76b2c1d87ed6b-2778.jpg
Khẩn trương thu hoạch cá.

Nhẩm tính số tiền thu được từ vụ cá này, anh Bàn Văn Thành chia sẻ: Gia đình mình nuôi một năm 2 vụ cá, mỗi vụ thu được khoảng 5 tấn cá, doanh thu cả năm hơn 400 triệu đồng. So với làm ruộng trước đây thì nuôi cá cho thu nhập cao và ổn định hơn, đỡ vất vả, ít rủi ro.

Cách đó không xa, các gia đình anh Đặng Văn Cao, Giàng Văn Cường cũng đang tất bật kéo cá. Cá nặng, lưới đầy mang theo niềm vui của những người nông dân chất phác ở Khởi Khe.

z5092020103024-5b8ac93563a5d31862fef1d2b2eb5809-7364.jpg
Những mẻ lưới nặng đầy.

Có được thành quả ấy không thể không nhắc tới Giám đốc “nông dân” Nguyễn Văn Hợp. Lấy vợ ở Khởi Khe, được “nhạc phụ” - ông Khổng Văn Doanh, người nuôi cá đầu tiên ở Khởi Khe - truyền lại nghề nên anh Hợp được ví như người mở đường nuôi thủy sản ở đây. Hiện anh Hợp không chỉ nuôi cá nhiều nhất thôn mà còn là Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, nuôi thủy sản Phong Hải. Anh Hợp vừa cung ứng thức ăn cho các hộ nuôi vừa đứng ra thu mua cá mỗi khi đến vụ thu hoạch.

Giám đốc Nguyễn Văn Hợp chia sẻ: Cách đây hơn 20 năm, người dân thôn Khởi Khe chủ yếu làm ruộng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà vụ được thì ít, vụ mất thì nhiều. Khi đó, bố vợ tôi là ông Khổng Văn Doanh đã quyết định chuyển toàn bộ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá. Mỗi năm thu hoạch một vụ cá giúp gia đình có thu nhập ổn định và có tích lũy. Sau đó, ông hướng dẫn vợ chồng tôi chuyển đổi, mở rộng diện tích nuôi cá, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật nuôi. Nhận thấy hiệu quả từ nuôi cá, các hộ dân ở Khởi Khe đã chuyển đổi từ trồng lúa sang đào ao nuôi cá. Hiện cả thôn Khởi Khe có 163 ha mặt nước nuôi cá với sản lượng khoảng 800 tấn cá/năm, chiếm đến một nửa tổng sản lượng của 12 thôn còn lại.

z5092020113556-1f9bd44acaffc105bdbc632aae26e29c-4009.jpg
Cá Khởi Khe được xuất bán ra ngoài tỉnh.

Cách đây 7 - 8 năm, mỗi năm người dân Khởi Khe chỉ thu hoạch được 1 vụ cá. Sau khi thị trường mở rộng, người dân ở đây đã chuyển từ nuôi quảng canh sang nuôi tập trung, chuyên canh, cứ 2 năm thu 3 lứa, nhờ đó thu nhập tăng lên đáng kể. Vào vụ thu hoạch cá, mỗi ngày có hơn 10 xe ô tô tải loại nhỏ (khoảng 2,4 - 2,7 tấn cá/xe) của người dân trong thôn, chưa kể xe ô tô từ các nơi khác đến chở cá đi tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, trong tỉnh chỉ chiếm 20%.

“Giá bán năm nay tốt hơn, trung bình 38.000 - 45.000 đồng/kg. Mỗi kilôgam cá thương phẩm, người nuôi lãi 6.000 đồng”, anh Hợp thông tin.

Ở vùng đất "trên đồi rừng, dưới ao cá", có nhiều hộ thu hơn 1 tỷ đồng từ nuôi cá. Đơn cử như gia đình anh Nguyễn Văn Hợp, với sản lượng thu hoạch khoảng 100 tấn cá thương phẩm/năm, doanh thu đạt 2 tỷ đồng; hay gia đình các anh Đặng Văn Cao, Giàng Văn Cường có doanh thu từ nuôi cá đạt 1 tỷ đồng/năm. Những hộ có doanh thu dưới 500 triệu đồng từ nuôi thủy sản đếm không xuể.

Ngày cuối năm, những chuyến xe chở đầy cá xuôi về đồng bằng, ngược lên miền núi mang theo niềm vui vô tận của các hộ nuôi thủy sản trên đất Khởi Khe.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw