Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bảo tồn giống thủy sản quý, hiếm

Bảo tồn giống thủy sản quý, hiếm

Cá lăng chấm là loài thủy sản nước ngọt quý, hiếm, phân bố chủ yếu ở các sông, suối khu vực miền núi, trong đó có tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, loài thủy sản này đang suy giảm trong tự nhiên, cần được bảo tồn nguy cấp.

2.jpg

Trước những năm 1970, cá lăng chấm sinh trưởng và phát triển mạnh trên hệ thống sông, ngòi thuộc tỉnh Lào Cai. Đây là loài thủy sản có đóng góp quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, thịt cá lăng mềm, thơm ngon, không có xương dăm, giá trị dinh dưỡng cao, được coi là một trong những món ăn đặc sản hàng đầu tại miền Bắc. Một thời gian dài, sản lượng đánh bắt cá lăng chấm chiếm tỷ lệ khá trong tổng sản lượng cá đánh bắt tự nhiên của Lào Cai. Cũng bởi vậy, số lượng quần thể loài cá lăng chấm trên hệ thống sông, ngòi sụt giảm nghiêm trọng. Năm 1992, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố Sách đỏ, đưa loài động vật này xếp vào mức nguy cấp bậc V, cần bảo vệ gấp.

5.jpg

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã khiến nhiều nơi vốn là khu vực sinh sống, cư ngụ và bãi đẻ của cá không còn; chất lượng nguồn nước tự nhiên tại các sông, suối cũng thay đổi khiến tập tính sinh học của các loài thủy sản biến đổi theo. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá lăng chấm để gia hóa trong điều kiện nuôi đang được thực hiện là biện pháp hữu hiệu để bảo tồn loài cá này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

6.jpg

Năm 2022, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đã triển khai mô hình nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen làm vật liệu phát triển giống cá lăng chấm. Theo đó, 44 con cá bố, mẹ đủ tiêu chuẩn đã được lựa chọn và đưa về nuôi tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống nông nghiệp Bảo Thắng - Văn Bàn. Theo đặc tính của cá ngoài tự nhiên thì cá lăng chấm thường sinh sống ở những vùng nước sạch, có dòng chảy nhẹ, thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp, giáp xác, khi được nuôi là điều kiện tốt để nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, đặc điểm sinh học sinh dưỡng, thuần hóa môi trường nuôi (từ nước chảy sang nước tĩnh), thuần hóa thức ăn, theo dõi tập tính bắt mồi của cá.

4.jpg

Trong quá trình gia hóa, trung tâm sử dụng thức ăn chính cho cá là các loại cá tạp kết hợp với thức ăn công nghiệp để dần thay đổi tập tính ăn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chủ động, giúp cá dần quen với thức ăn công nghiệp, trở thành vật nuôi thuần hóa. Có như vậy mới khép kín được vòng đời để cá sinh sản theo ý muốn.

Đến nay, sau hơn 8 tháng nuôi dưỡng, cá sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình đạt 2,7 - 3 kg/con (tăng 0,3 - 0,5 kg so với khi bắt đầu nuôi). Quá trình nuôi cho thấy cá đã thích nghi với môi trường nước tĩnh, quen dần với thức ăn thụ động, thức ăn công nghiệp.

7.jpg

Với nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và sinh sản nhân tạo các loại giống thủy sản, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh tin tưởng sẽ gia hóa thành công, cho sinh sản cá lăng chấm, tiếp tục nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của cá con và mục tiêu trong tương lai gần là loài cá lăng chấm được nhân giống thành công, góp phần bảo tồn nguồn gen quý, hiếm.

3.jpg

Cá lăng chấm là loài cá da trơn, có giá trị thương phẩm cao (giá bán cao gấp 8 - 10 lần cá thông thường) và ngoài tự nhiên cá đang suy kiệt về số lượng, có nguy cơ tuyệt chủng. Việc bảo tồn, sản xuất giống bằng phương pháp nhân tạo sẽ mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản tỉnh Lào Cai, người chăn nuôi có thể chủ động về con giống để phát triển nuôi thương phẩm trên diện rộng nhằm khai thác diện tích mặt nước vào phát triển nuôi các loài cá kinh tế.

Nội dung: Kim Thoa

Trình bày: Khánh Ly

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw