Bộ Thông tin & Truyền thông dùng bộ chỉ số DTI để đánh giá kết quả hằng năm

Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ định kỳ hằng năm tổ chức xác định và công bố kết quả đánh giá bộ chỉ số chuyển đổi số - DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Kết quả đánh giá sẽ gắn với thi đua - khen thưởng của cơ quan, đơn vị.

“Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT”, đã được Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long ký ban hành.

Việc xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) dành cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT nhằm theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả chuyển đổi số hằng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong quá trình triển khai “Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ TT&TT giai đoạn 2021 – 2025”.

Đồng thời, phục vụ thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia và các Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số.

Bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT được xây dựng bám sát theo các nội dung của các Chương trình, Chiến lược về chuyển đổi số.

Một mục tiêu cụ thể của bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT là giúp các cơ quan, đơn vị biết được hiện trạng chuyển đổi số, những điểm mạnh cần phát huy, các điểm yếu cần khắc phục. Cùng với đó, cung cấp thông tin hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp phù hợp để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ giai đoạn 2021 - 2025 cũng như Kế hoạch chuyển đổi số hằng năm của Bộ.

Bên cạnh việc bám sát nội dung các Chương trình, Chiến lược về chuyển đổi số, bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT cũng được xây dựng theo các nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của Bộ; có tính nhất quán về chu kỳ đánh giá và dữ liệu, số liệu để phục vụ đánh giá; tăng cường thu thập dữ liệu sẵn có để phục vụ đánh giá; có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn…

Được áp dụng với 35 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT (không bao gồm doanh nghiệp), bộ chỉ số DTI mới được Bộ ban hành gồm 8 chỉ số đánh giá chính: Nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số, dữ liệu số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Mỗi chỉ số chính có các chỉ số thành phần khác nhau.

Trong đó, chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến chỉ áp dụng với 12 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ với đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bao gồm 2 vụ, 8 cục và 2 trung tâm.

Trung tâm Internet Việt Nam là 1 trong 12 đơn vị thuộc Bộ TT&TT có áp dụng chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Bộ TT&TT cũng xác định cụ thể thang điểm, phương pháp đánh giá cho từng chỉ số chính, chỉ số thành phần để từ đó xác định được giá trị DTI của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Cụ thể, tổng điểm của 8 chỉ số chính với 58 chỉ số thành phần là 700 điểm.

Bộ TT&TT sẽ định kỳ hằng năm tổ chức xác định, công bố kết quả đánh giá DTI của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, gắn với thi đua - khen thưởng. Việc đánh giá, xếp hạng các đơn vị sẽ dựa trên 3 nhóm chỉ số: Nhóm chỉ số chung với 7 chỉ số chính là nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số và dữ liệu số; nhóm cung cấp dịch vụ công trực tuyến gồm các chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến; nhóm dữ liệu số gồm các chỉ số dữ liệu số.

Bộ TT&TT cũng dự kiến sẽ xây dựng và vận hành hệ thống cho phép thu thập, đánh giá và xếp hạng theo công thức tương ứng; cho phép tra cứu trực tuyến kết quả đánh giá DTI của cơ quan, đơn vị.

Trung tâm Thông tin là đơn vị được Bộ TT&TT giao trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện bộ chỉ số DTI cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin tham mưu, đề xuất hình thức khen thưởng, đánh giá, xếp loại phù hợp với các đơn vị thực hiện tốt việc chuyển đổi số; đồng thời lồng ghép các tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào bộ chỉ số cải cách hành chính của Bộ.

Trong 3 năm gần đây, với vai trò là cơ quan dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã tổ chức đánh giá, xếp hạng chỉ số chuyển đổi số - DTI của các bộ, ngành, địa phương. Kết quả đánh giá cho thấy, điểm số của Bộ TT&TT đã liên tục được cải thiện và luôn có tên trong Top 7 các bộ có cung cấp dịch vụ công.

Kế hoạch chuyển đổi số Bộ TT&TT giai đoạn đến năm 2025 đã nêu rõ, công tác triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của Bộ tập trung giải quyết 3 vấn đề căn bản, bao gồm: Kiểm soát việc liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các tài nguyên CNTT trên cơ sở sử dụng các nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan; Dữ liệu số được liên tục cập nhật, nâng cao chất lượng khi triển khai các hệ thống thông tin, chia sẻ phục vụ ra quyết định chỉ đạo, điều hành và tạo ra các thông tin tham chiếu gốc, cung cấp cho nhiều nhóm đối tượng sử dụng thuộc lĩnh vực quản lý; Hình thành một không gian ứng dụng CNTT có tính cộng tác, đơn giản, lấy người sử dụng làm trung tâm, phục vụ đầy đủ nhu cầu quản lý, thực hiện hành chính công vụ và chuyên môn, nghiệp vụ trên môi trường mạng.
Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw