Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

0:00 / 0:00
0:00
2-20250508-214631-0001.jpg

Thời gian qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tập trung nguồn lực để ra mắt VCB Digibank (dịch vụ Ngân hàng số) thế hệ mới, trọng tâm là đổi mới trải nghiệm và nâng cao tính cá nhân hóa, với các phiên bản giao diện và trải nghiệm phù hợp cho từng phân khúc khách hàng khác nhau. Tính năng của Digibank Vietcombank nhanh chóng được khách hàng đón nhận và đánh giá cao. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên khai thác dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an, qua đó khách hàng có thể cập nhật thông tin sinh trắc học online một cách đơn giản thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng VCB Digibank và ứng dụng VNeID (bên cạnh giải pháp sử dụng căn cước công dân gắn chip và điện thoại có kết nối NFC như đã triển khai).

Vietcombank Lào Cai hiện đang phục vụ khoảng 70.000 khách hàng (chiếm gần 10% dân số trong tỉnh), trong đó 60% khách hàng trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số của Vietcombank và đều phản hồi tốt. Việc quan tâm đầu tư nâng cấp nền tảng Ngân hàng số đã giúp Vietcombank thu hút được lượng khách hàng lớn cũng như cho khách hàng trải nghiệm tốt khi sử dụng dịch vụ.

Ông Ngô Đức Cường, Phó Giám đốc Vietcombank Chi nhánh Lào Cai cho biết: Một số sản phẩm số của ngân hàng hiện được khách hàng đánh giá cao như DigiBiz, Digibank. Ngân hàng luôn quan tâm, dành nguồn lực đầu tư chuyển đổi số để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất...

3-20250508-214631-0002.jpg

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cũng đang áp dụng giải ngân online, thời gian giải ngân được rút ngắn chỉ khoảng 3 - 5 phút mỗi giao dịch. 90% khách hàng cá nhân và 60% khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giải ngân online của Vietinbank. Đây là một bước tiến trong chuyển đổi số của ngân hàng từ năm 2025.

Thời gian qua, Vietinbank phát triển mạnh mẽ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa nhiều kênh thanh toán, ứng dụng AI trong hoạt động, kết nối thanh toán, cung cấp các giải pháp thanh toán cho bệnh viện, trường học bằng giải pháp công nghệ cao. Qua đó đem lại những sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại và tốt nhất cho khách hàng, góp phần thực hiện “Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt” của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

4-20250508-214631-0003.jpg

Hiện tại, trong hơn 2.800 tài khoản thanh toán tổ chức và gần 57.000 tài khoản thanh toán cá nhân đang có quan hệ giao dịch với Vietinbank Lào Cai thì có trên 90% doanh nghiệp, tổ chức sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Vietinbank Efast và trên 95% cá nhân có tài khoản thanh toán sử dụng dịch vụ Vietinbank iPay. Hai sản phẩm này nằm trong top các sản phẩm ấn tượng và ưu việt, góp phần nâng tầm trải nghiệm số cho khách hàng.

Ông Đặng Viết Ninh, Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Lào Cai cho biết: Trong quá trình xây dựng và phát triển, Vietinbank luôn tiên phong ứng dụng công nghệ vào vận hành, nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng và kết hợp với đối tác xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện, linh hoạt phù hợp với xu thế mới trên thị trường.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 19 chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển, 2 quỹ tín dụng nhân dân... Đến nay, mạng lưới QR code đã phủ khắp mọi nơi. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số tại các ngân hàng góp phần thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích. Hiện toàn tỉnh có trên 781.000 tài khoản thanh toán cá nhân, doanh thu thanh toán qua POS năm 2024 ước đạt 1.200 tỷ đồng, thanh toán thương mại điện tử phát triển, thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng cao, vùng xa được thúc đẩy, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong dịch vụ công...

5-20250508-214632-0004.jpg

Ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh khu vực 4 tại Lào Cai cho biết: Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số hướng đến phục vụ khách hàng tốt hơn, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh khu vực 4 đã chỉ đạo các ngân hàng, quỹ tín dụng trên địa bàn bám sát mục tiêu, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, kết nối liên thông giữa các ngân hàng, thông tin tuyên truyền về các sản phẩm...

Chuyển đổi số đang góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ chính là người được hưởng lợi nhiều nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong thương mại điện tử

Cơ hội hợp tác của doanh nghiệp và nhà đầu tư

Tại Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" được tổ chức chiều 14/3 tại thành phố Lào Cai, nhiều tham luận sâu sắc của các quan chức ngoại giao, nhà quản lý, chính khách đã được trình bày. Báo Lào Cai lược trích nội dung một số tham luận tiêu biểu.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.

Gặp gỡ 2025: Sáng kiến có tính đột phá của Lào Cai

Gặp gỡ 2025: Sáng kiến có tính đột phá của Lào Cai

Lần đầu tiên UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai – Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025) với sự tham gia của rất nhiều tổ chức, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Để hiểu rõ về sự kiện này, phóng viên Báo Lào Cai phỏng vấn ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI.

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Cả nước có 63 tỉnh, thành với sự phát triển không đồng đều, nhiều địa phương chưa đáp ứng điều kiện theo quy định về diện tích tự nhiên, dân số và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để tổ chức đơn vị cấp tỉnh. Vì vậy, chủ trương nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh là điều cần thiết để tập trung nguồn lực cho sự phát triển của các địa phương.

Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, hỗ trợ khách hàng vay vốn

Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, hỗ trợ khách hàng vay vốn

Đã có thêm nhiều ngân hàng tiếp tục công bố giảm lãi suất huy động sau chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc ổn định mặt bằng lãi suất. Song song với đó, nguồn vốn giá rẻ với lãi suất cho vay ưu đãi cũng liên tiếp được tung ra nhằm kích cầu tín dụng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

fb yt zl tw