Bộ Công Thương giữ đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu

Tại dự thảo mới đây, Bộ Công Thương giữ quan điểm doanh nghiệp tự tính giá xăng dầu theo các yếu tố Nhà nước công bố.

Tại hồ sơ thẩm định dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu lần 3 gửi Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương giữ quan điểm như tại bản thảo hồi tháng 4 là Nhà nước sẽ không điều hành giá bán lẻ nhiên liệu trong nước. Thay vào đó, doanh nghiệp đầu mối và phân phối kinh doanh xăng dầu tự tính, quyết giá bán lẻ trên cơ sở các yếu tố do Nhà nước công bố.

Trong đó, cơ quan quản lý sẽ công bố giá thế giới bình quân 7 ngày một lần và một số chi phí cố định, bao gồm tỉ giá ngoại tệ, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, thuế nhập khẩu. Dựa trên dữ liệu này, doanh nghiệp đầu mối sẽ cộng thêm các khoản chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, để tính giá bán tối đa. Giá bán lẻ tới người tiêu dùng không được cao hơn mức tối đa này. Giá bán lẻ tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo được tăng thêm tối đa 2% so với giá bán xăng dầu.

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện thông báo giá bán, kê khai giá bán gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sau khi thương nhân công bố giá bán xăng dầu.

Bộ Công Thương giữ đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu.

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện thông báo giá bán, kê khai giá bán gửi Sở Công Thương, Sở Tài chính, Cục quản lý thị trường tại địa phương nơi thương nhân có hoạt động kinh doanh xăng dầu sau khi thương nhân công bố giá bán lẻ xăng dầu.

Trường hợp mặt bằng giá thị trường của các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, hoặc trường hợp cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường của các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật Giá.

Khác bản thảo đưa ra trước đây, lần này, Bộ Công Thương không đề xuất mức cụ thể với chi phí kinh doanh xăng dầu, lợi nhuận định mức doanh nghiệp được cộng vào giá bán lẻ (1.800 - 2.000 đồng một lít hoặc 4 - 20%).

Thay vào đó, nhà chức trách sẽ công bố định mức gốc ban đầu của chi phí lưu thông, rà soát 3 năm một lần. Sau đó, doanh nghiệp tính toán, điều chỉnh các chi phí này hằng năm theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Còn lợi nhuận định mức vẫn cố định ở 300 đồng một lít, kg xăng dầu.

Các khoản chi phí khác như vận tải, bảo hiểm, hao hụt, bốc dỡ... được cơ quan quản lý đưa ra 3 tháng một lần, trước ngày 20 của tháng thứ 3, trừ khi biến động bất thường cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền. Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phải gửi báo cáo đã kiểm toán độc lập về số liệu các khoản chi phí này của 3 tháng trước đó lên Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương cho rằng với cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải thực hiện qua quá nhiều bước, thương nhân kinh doanh xăng dầu không chủ động trong quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối mà trông chờ vào giá cơ sở do cơ quan quản lý nhà nước công bố rồi thực hiện theo…

"Đây là cải cách giúp thương nhân kinh doanh xăng dầu và cơ quan quản lý giá không phải tính toán và công bố định kỳ các chi phí kinh doanh định mức như hiện nay. Doanh nghiệp phải công bố giá đúng theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước giám sát việc công bố giá của các doanh nghiệp", Bộ Công Thương nêu rõ.

Ngoài ra, điểm mới của dự thảo lần 3 là không quy định riêng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, mà hướng tới quy định bình ổn giá xăng dầu tương tự như bình ổn giá các mặt hàng khác thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Việc bình ổn giá xăng dầu được thực hiện theo quy định của Luật giá 2023: Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đánh giá mức độ biến động giá thị trường mặt hàng xăng dầu, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân; có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương bình ổn giá.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 26/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2025; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cung cấp thông tin về các nội dung, vấn đề cơ quan báo chí, phóng viên quan tâm.

Gạch không nung - mô hình kinh tế xanh

Gạch không nung - mô hình kinh tế xanh

Với khát vọng vươn lên, mạnh dạn thay đổi tư duy làm kinh tế, chị Phùng Thị May, dân tộc Giáy ở thôn Luổng Láo 2, xã Cốc San, thành phố Lào Cai đã thành công với mô hình sản xuất gạch không nung. Mô hình không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

fb yt zl tw