"Báu vật" ở Nà Mổ

LCĐT - Cây trà hoa vàng mọc trong những cánh rừng già trên đỉnh Nà Mổ từ bao giờ không ai hay, chỉ biết rằng trong tỉnh, trong huyện mỗi nơi đây có, bởi vậy chúng tôi gìn giữ giống trà này như báu vật”, anh Cư Seo Quáng, Trưởng thôn Nà Chí Phàng, xã Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai) bắt đầu kể cho chúng tôi câu chuyện về “báu vật” của thôn mình như vậy.

"Báu vật" ở Nà Mổ ảnh 1

Ngày cuối năm hanh hao nắng, chúng tôi đến xã Lùng Thẩn theo “tin đồn” về loại trà quý có giá hàng triệu đồng mỗi kg mà chỉ có ở Nà Mổ chứ không nơi nào khác. Nà Mổ trước đây là thôn riêng, nằm chon von bên dốc núi (cái tên Nà Mổ để chỉ vùng đất rất khó đi), sau đó được sáp nhập với các thôn lân cận và mang tên chung là thôn Nà Chí Phàng. Dẫu địa giới hành chính hay cách gọi thôn thay đổi thì cánh rừng tự nhiên vẫn được người dân xung quanh gìn giữ và gọi với cái tên thân thuộc: Rừng Nà Mổ. Rừng Nà Mổ như một định danh không thể thay thế dù đây không phải khu rừng cấm đậm chất tâm linh như ở các thôn, bản vùng cao khác. Địa danh “bất khả xâm phạm” này dù không phải cánh “rừng thiêng” cần thờ cúng mỗi năm nhưng người dân trong thôn, trong xã ai cũng biết tới vì trong đó lưu giữ một báu vật, đó là trà hoa vàng.

Chúng tôi đi xe máy lên bìa rừng, rồi men bộ theo một lối mòn vào rừng ở phía mặt trời mọc. Sau khoảng 20 phút, khu rừng xanh thẫm với tiếng chim ríu rít gọi bầy đã hiện ra trước mắt. Rừng xanh, mùa xuân đẹp như chốn bồng lai, hoa rừng nở thơm mát dưới ánh nắng xuân. Người dẫn đường nói với chúng tôi, phải hữu duyên mới được xem hoa trà nở, bởi những cây trà mọc lẫn những bụi cây thấp dưới tán rừng và phải quen mắt lắm mới phân biệt được đâu là cây trà hoa vàng, chưa nói tới việc phải tìm được cây đang độ nở hoa. Ngay cả người dân Nà Mổ cũng không biết thời điểm nào trà hoa vàng nở rộ nhất, vì hoa nở lác đác tùy thời tiết. Chưa ai nghiên cứu, tìm hiểu nên mọi người vẫn hay đùa rằng: Khi nào vui thì hoa sẽ nở!

Đang ngó nghiêng thì người dẫn đường Cư Seo Quáng reo lên: Đây rồi, một cây trà hoa vàng đang nở hoa! Chúng tôi vui mừng chạy lại, quên hết mệt nhọc sau một hồi đi bộ. Dưới gốc cây trà già cỗi, thân phủ đầy phấn trắng, những cánh hoa trà rụng xuống còn tươi vàng rực rỡ trên nền cỏ khô. Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn đi cùng đoàn chỉ cho chúng tôi những bông hoa trà vàng đang lác đác trổ ở những cành cây khỏe mạnh, tỏa hương thơm ngát núi rừng. Nhớ trước lúc khởi hành, anh Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã đã dặn “phải nhặt một ít hoa và hái một ít lá non làm gia vị cho bữa ăn trưa và hái lá bánh tẻ mang về pha trà mời nhà báo thưởng thức đặc sản vùng cao Nà Mổ”, chúng tôi liền hái một nắm búp trà non tím thẫm, lá trà bánh tẻ đã chuyển màu xanh đậm và vài bông hoa đang nở, gói trong một tấm lá rừng to bản mang về.

Về tới trụ sở xã, anh Hảng Seo Toán nói vui: Hôm nay sẽ mời nhà báo thưởng thức loại trà thơm đặc biệt này theo đúng cách mà người dân nơi đây vẫn thường chế biến!

Nói rồi, anh ngắt một ít búp trà non màu tím gói lại, bảo để lát còn dùng ăn kèm với thịt lợn ba chỉ. Búp trà có vị chát nhẹ, ngọt hậu khiến món thịt ngon hơn và không bị ngấy. Lá bánh tẻ được anh rửa sạch để nấu nước chè tươi. Còn hoa thì được chế với nước đã đun sôi, để tầm 5 phút, chờ nhiệt độ nước xuống tầm 90 độ C mới đem pha trà. Anh Toán còn hướng dẫn thêm cách thưởng thức loại hoa quý này như có thể dùng ngâm rượu hoặc sấy lạnh (để giữ màu và hương vị chuẩn nhất) rồi pha như các loại trà hoa thường thấy.

"Báu vật" ở Nà Mổ ảnh 2
Người dân Nà Mổ nỗ lực bảo vệ quần thể hơn 1.000 cây trà hoa vàng.

Sau bữa cơm trưa, anh Toán mang ấm trà quý ra đãi khách. Nếu so màu sắc với những loại trà khác thì nước trà hoa vàng có màu nhạt, nhưng hương thơm lại vô cùng độc đáo. Trà hoa vàng dậy mùi thơm nhẹ, mộc mạc, dịu mát như hương thơm đặc trưng của trà kết hợp với vị của núi rừng, hoa cỏ và sương mai, vị ngọt thanh.

Trong khi “thưởng trà”, anh Toán giới thiệu về loại trà quý của xã với niềm tự hào và cũng sẻ chia những nỗi niềm trăn trở. Theo anh Toán, trà hoa vàng là loại trà quý chỉ có tại Việt Nam và Trung Quốc, nhưng lại chưa nhiều người biết đến. Hiện người dân nơi đây chỉ đang gìn giữ phục vụ nghiên cứu, bảo tồn chứ chưa thể khai thác để mang lại giá trị kinh tế. Trong khi đó, tại một số tỉnh, thành phố, trà hoa vàng đã được chế biến thành một loại trà cao cấp với giá bán rất đắt. Tại Si Ma Cai, trà hoa vàng duy nhất có ở rừng Nà Mổ.

Trước đây, người dân Nà Mổ không biết giá trị của loại trà này nên không gìn giữ. Bà con thường gọi là chè rừng, thi thoảng hái lá bánh tẻ về đun nước uống, thân cây thì chặt làm củi. Dưới tán rừng Nà Mổ, quần thể trà hoa vàng hiện có khoảng 1.000 cây, mọc hoang dã, phân bố rải rác, xen lẫn với những cây rừng khác. Những năm trước, khi phát hiện đây là loại trà quý, chính quyền xã mới bắt đầu có phương án bảo tồn.

"Báu vật" ở Nà Mổ ảnh 3
Trà hoa vàng đang được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Khương nhân giống.

Anh Toán cầm quả trà to bằng đúng chén trà, màu đỏ thẫm, nói: Xã đang phối hợp với các cơ quan của huyện nhân giống bằng hạt và giâm cành, nhưng trước hết là bảo vệ số cây đang có. Với số lượng cây đang có, chúng tôi dự kiến khảo sát, tìm địa điểm phù hợp để trồng tập trung, sau có thể phát triển thành vùng hàng hóa đặc sản. Có lẽ dự định về sản phẩm trà hoa vàng đặc sản mang tên Si Ma Cai là một hành trình rất dài và đòi hỏi nhiều công sức, nhưng hành trình dài nào cũng cần những bước đi đầu tiên.

“Ai phá rừng, đặc biệt là phá cây trà hoa vàng mà bị phát hiện thì sẽ được mang lên cân. Người vi phạm nặng bao nhiêu cân thì phải nộp bấy nhiêu cân thịt và bằng ấy lít rượu, đồng thời phải mời thầy về “làm lý”, xin lỗi về hành vi sai trái của mình”, anh Cư Seo Quáng, Trưởng thôn Nà Chí Phàng nói chắc nịch.

Người Mông trên đất Nà Mổ không biết đã chung sống với cây trà hoa vàng từ bao giờ, cũng chẳng biết ai đã mang giống cây này đến khu rừng toàn đá tai mèo để gieo vào đó một mầm sống. Nhưng cũng có người bảo cây trà hoa vàng vốn dĩ đã có mặt ở đó từ thời “khai thiên lập địa” như muôn vạn cây cối, chim muông gắn bó với mảnh đất này. Trà hoa vàng bởi thế vẫn luôn mang trong mình những bí mật và được gìn giữ như một báu vật của Nà Mổ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

fb yt zl tw