Bảo Thắng: Nâng cao giá trị thủy sản

Bảo Thắng: Nâng cao giá trị thủy sản ảnh 1

Theo lịch sản xuất của Hợp tác xã thủy sản Phong Hải (thị trấn Nông trường Phong Hải), hôm nay tới phiên gia đình ông Nguyễn Văn Lượng (tổ dân phố số 5) tháo ao bắt cá. Sau hơn 2 giờ, gần chục tấn cá được thu hoạch, vận chuyển lên các xe để xuất đi các tỉnh. Nuôi quy mô lớn, thu hoạch khoảng 40 - 45 tấn cá mỗi năm, trong đó 80% là cá chép lai nhưng chưa bao giờ ông Lượng phải lo đầu ra. Ông Lượng cho biết: Khi cá đến kỳ xuất bán, hợp tác xã sẽ đến tận nơi đánh bắt, vận chuyển đi tiêu thụ nên nông dân chúng tôi rất yên tâm sản xuất.

Bảo Thắng: Nâng cao giá trị thủy sản ảnh 2
Hợp tác xã thủy sản Phong Hải thu hoạch cá chép lai. 

Hợp tác xã thủy sản Phong Hải hiện có 15 thành viên, tổng diện tích ao nuôi là hơn 20 ha. Hằng năm hợp tác xã đều xây dựng kế hoạch ghi rõ thời vụ thả giống, thời gian thu hoạch cho từng hộ. Đến kỳ xuất bán sẽ có tổ đánh bắt đến tận nơi và tổ kinh doanh phân chia hàng giao đi các tỉnh. Hợp tác xã vận hành quy trình chăn nuôi khép kín từ sản xuất, cung ứng con giống, thuốc phòng bệnh và thức ăn cho cá tới bao tiêu sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hợp, Giám đốc Hợp tác xã thủy sản Phong Hải cho biết: Quy trình chăn nuôi khép kín, khoa học chỉ là yếu tố cần, còn yếu tố đủ để đảm bảo đầu ra cho hợp tác xã là việc lựa chọn con giống phù hợp. Chúng tôi lựa chọn giống cá chép lai được chính những kỹ sư thủy sản của tỉnh lai tạo, sản xuất. Cá phù hợp với nguồn nước, khí hậu địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt, ít bệnh. Đặc biệt, cá có chất lượng thịt thơm, ngon hơn hẳn các giống cá chép khác trên thị trường. Không những thế, cá chép lai thương phẩm có mình dày, nhiều thịt, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa thích lựa chọn.

Thị trấn Nông trường Phong Hải là địa bàn trọng điểm về phát triển thủy sản của huyện Bảo Thắng. Nuôi thủy sản đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương, vừa tận dụng được diện tích mặt nước, vừa tạo việc làm tại chỗ cho người dân, nhất là trong thời gian nông nhàn. Bình quân mỗi năm, người dân xuất bán ra thị trường hơn 700 tấn cá thương phẩm, trong đó 80% là cá chép lai, mang lại doanh thu hơn 45 tỷ đồng.

Bảo Thắng: Nâng cao giá trị thủy sản ảnh 3
Người dân Bảo Thắng chăm sóc cá.

Từ kinh nghiệm nuôi thâm canh giống cá chép lai tại thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đang nhân rộng ra nhiều địa phương khác. Huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn người dân nuôi ghép với giống cá khác trong một ao nuôi để tận dụng tối đa lượng thức ăn ở các tầng nước và thực hiện nuôi ghép đúng quy trình kỹ thuật.

Ông Vũ Kiều Hưng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng cho biết: Thủy sản là sản phẩm chủ lực, thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện. Để hỗ trợ nông dân sản xuất, huyện đã triển khai chính sách hỗ trợ của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản trên địa bàn. Cùng với đó, huyện đã và đang thực hiện các mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nói chung và cá chép lai nói riêng. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cá chép lai tại địa phương.

Huyện Bảo Thắng hiện có hơn 754 ha mặt nước nuôi thủy sản, sản lượng đạt hơn 3.000 tấn/năm, trong đó đối tượng nuôi là cá chép lai chiếm hơn 60%. Những năm gần đây, người dân trong huyện chuyển dần từ nuôi thủy sản quảng canh sang thâm canh, nhờ vậy năng suất và sản lượng thủy sản tăng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Từ nay đến năm 2025, định hướng của huyện là hướng dẫn người dân đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất bằng cách ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, phấn đấu năng suất đạt hơn 50 tấn/ha, sản lượng thủy sản đạt hơn 4.000 tấn/năm.

Bảo Thắng: Nâng cao giá trị thủy sản ảnh 4

Từ cuối năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cá chép lai Bảo Thắng và Hội Nông dân huyện là đơn vị được thụ hưởng, quản lý nhãn hiệu. Ông Phạm Hồng Phong, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bảo Thắng cho biết: Đây là cơ hội để nhiều hợp tác xã và tổ hợp tác nuôi thủy sản có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chế biến sâu sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời hỗ trợ tạo lập chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

"Từ khi cá chép lai Bảo Thắng có nhãn hiệu, giá bán tăng 10 - 15% so với trước đây và thị trường tiêu thụ cũng rộng mở hơn. Hiện nay, sản phẩm cá chép lai Bảo Thắng được tiêu thụ rộng rãi tại nhiều địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh, trong đó thị trường ngoài tỉnh chiếm  80% tổng sản lượng cá của huyện"

- Ông Phạm Hồng Phong, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bảo Thắng -

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Để thu thập thông tin phục vụ việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế với người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế năm 2024.

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

fb yt zl tw