Bảo Thắng: Giá quế giống giảm, tiêu thụ chậm

LCĐT - Thấp thỏm, lo âu là tâm trạng lúc này của nhiều chủ vườn ươm cây quế giống tại huyện Bảo Thắng, bởi vụ trồng rừng năm 2022 đã kết thúc, trồng rừng vụ xuân năm 2023 đã đến, vậy mà khách đến mua quế giống rất ít. Có những vườn ươm ở xa đường lớn nhiều ngày qua chưa có khách đến xem hoặc hỏi mua quế giống.

Bảo Thắng: Giá quế giống giảm, tiêu thụ chậm ảnh 1
Chị Phạm Thị Mận lo lắng vì quế giống tiêu thụ chậm.

Xã Sơn Hà những năm gần đây là địa phương đi đầu trong sản xuất, gieo ươm cây quế giống của huyện Bảo Thắng. Xã có 18 cơ sở với năng lực gieo ươm hơn 12 triệu cây giống/năm. Đi dọc tuyến đường vào các thôn Khe Mụ, Khe Đền, Làng Chưng, đâu đâu cũng thấy những vườn quế giống mơn mởn xanh tươi. Tuy nhiên, khác với không khí bán, mua tấp nập những mùa vụ trước, năm nay các vườn ươm khá vắng vẻ, mỗi ngày chỉ có vài khách đến mua với số lượng ít.

Thấy chúng tôi đi trên đường thôn, một phụ nữ đon đả mời chào vì tưởng là khách mua quế giống. Khi biết không phải thì chị giãi bày: Đa số quế giống của gia đình đã đến kỳ xuất bán, có những luống đã quá lứa. So với mọi năm, giá quế giống năm nay giảm khoảng 20%. Không những vậy, khách đến hỏi mua rất ít và không thấy có khách ngoại tỉnh như những năm trước.

Chị Phạm Thị Mận, thôn Làng Chưng đã gắn bó với nghề gieo ươm quế giống hơn 5 năm. Năm đầu tiên chị gieo khoảng 30 vạn cây, chủ yếu phục vụ nhu cầu trồng rừng của gia đình và người thân. Dần dần, số lượng cây được mở rộng lên 50 vạn cây/năm. Nhiều hộ trong xã, huyện và các tỉnh lân cận cũng tìm đến mua cây giống nên thậm chí lượng sản xuất ra không đủ cung ứng. Sở dĩ vườn ươm nhà chị Mận luôn đắt hàng bởi đã xây dựng được rừng giống quế, ngoài quy trình ươm đúng kỹ thuật, chất lượng cây giống đảm bảo, trước khi xuất vườn chị còn cẩn thận hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho người mua nên tỷ lệ cây sống luôn đạt cao. Người dân vì thế tin tưởng và gắn bó với vườn ươm của gia đình chị.

Tuy nhiên, năm nay việc tiêu thụ cây giống tại vườn ươm của gia đình chị Mận không tránh được tình trạng ế ẩm chung. Từ năm 2021 đến nay, việc tiêu thụ chậm. Số cây tồn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022 là 15 vạn cây, cộng với số gieo ươm mới (35 vạn cây), dù đã bán đi một ít nhưng đến thời điểm này vẫn tồn hơn 20 vạn cây. “Số cây tồn của 2 năm còn nhiều nên năm nay tôi chưa ươm thêm. Cây giống lưu vườn lâu thì chi phí đội lên gấp đôi và cũng khó bán hơn. Hy vọng tình hình tiêu thụ trong vụ xuân năm 2023 khá hơn”, chị Mận rầu rĩ nói.

Chị Đặng Thị Thắm (xã Sơn Hải) cũng là người lâu năm làm nghề ươm quế giống chia sẻ: Cây giống đến kỳ xuất bán, không chăm sóc thì không được, mà chăm sóc thì lớn quá cỡ, không ai mua. Vườn rộng hơn 1 ha, có hơn 100 vạn bầu. Số lượng không ít mà giờ không thể tìm được đầu ra.

Cơ sở gieo ươm cây giống của chị Đặng Thị Thắm xuất bán khoảng 100 - 120 vạn cây quế giống/năm ra thị trường trong và ngoài huyện. Trong khi đó, mỗi năm có 2 vụ trồng rừng nên cơ sở đã tính toán và gieo ươm, chăm sóc cây giống xuất bán đúng khung thời vụ. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, lượng cây giống tiêu thụ giảm, giá bán cũng giảm khiến gia đình gặp khó khăn. Cây quế giống gieo trong vườn ươm sau 1 năm đem trồng là đạt tiêu chuẩn. Cây 2 năm thì cứng cáp, dễ trồng và tỷ lệ sống cao hơn nhưng giá bán sẽ cao hơn khoảng 1,5 lần so với cây 1 năm (do tăng chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc), do đó khó bán hơn. Mọi năm, từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch là vườn đã xuất bán được khoảng 80% lượng cây giống. Năm nay, đến thời điểm này mới xuất bán được khoảng 50%. Giá cây quế giống giảm khoảng 200 đồng/cây so với năm trước.

Bảo Thắng: Giá quế giống giảm, tiêu thụ chậm ảnh 2
Vườn ươm quế giống của chị Đặng Thị Thắm tồn nhiều.

Những năm gần đây, giá trị kinh tế của cây quế được khẳng định và nhiều địa phương đã chọn quế là cây trồng chủ lực, từ đó nhu cầu cây quế giống tăng. Nhiều hộ đã chuyển sang ươm quế giống, các cơ sở cũng mở rộng quy mô vườn ươm. Là “thủ phủ” của nghề gieo ươm cây quế giống của tỉnh, huyện Bảo Thắng hiện có 37 cơ sở gieo ươm cây giống với tổng diện tích vườn hơn 16 ha, đạt hơn 40 triệu cây/năm. Người dân Bảo Thắng tự hào bởi đã cung cấp quế giống cho tất cả các xã trong huyện và các huyện trong tỉnh.

Nghề ươm quế giống đem lại hiệu quả kinh tế cao, 1 ha có thể gieo ươm được 300 vạn bầu quế, tổng kinh phí đầu tư khoảng 110 triệu đồng. Năm vừa qua, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhân công tăng, tổng chi phí có khi lên tới 140 triệu đồng. Sau 1 năm, số lượng bầu quế xuất bán được khoảng 250 vạn. Với giá bán khoảng 1.000 - 1.200 đồng/cây, nhà vườn có lãi gần 150 triệu đồng.

Tuy nhiên, nghề ươm quế giống cũng không nằm ngoài quy luật cung - cầu. Diện tích trồng quế không phải là vô tận, trong khi chu kỳ của một rừng quế tối thiểu từ 10 - 15 năm. Những năm gần đây, phong trào trồng quế phát triển mạnh, diện tích đất rừng gần như đã được phủ kín. Thêm vào đó, từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản phẩm gỗ rừng trồng tiêu thụ chậm, nhiều diện tích rừng đến tuổi nhưng chưa khai thác, không có đất trồng lại rừng… Những yếu tố kể trên cho thấy nhu cầu tiêu thụ quế giống giảm ít nhất một nửa, nhiều địa phương còn tiêu thụ số lượng quế giống bằng 3/10 so với trước. Cầu giảm, cung chưa kịp giảm chắc chắn dẫn đến dư thừa.

Hiện nay, giá quế giống tại các vườn ươm ở Bảo Thắng dao động ở mức 600 - 1.000 đồng/cây, thấp hơn 200 - 400 đồng/cây so với những năm trước. Không những vậy, việc tiêu thụ diễn ra chậm. Đặc biệt, người mua đòi hỏi chất lượng cây giống cao hơn (cây phải cao từ 50 cm đến 60 cm, thân mập, đủ lá…).

Ông Đặng Hồng Cường, Phó Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bảo Thắng cho biết: Chúng tôi khuyến cáo các cơ sở không nên mở rộng quy mô hoặc chỉ sản xuất 1 loại cây giống là quế. Để phát triển ổn định, các cơ sở cần gieo ươm nhiều loại cây giống, chú trọng nâng cao chất lượng, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện những tiêu chí cho vườn quế giống đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh doanh và nguồn gốc cây giống, đồng thời tăng cường quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw