Bảo đảm giao thông thông suốt trên toàn tỉnh trước 30/9

Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề đối với kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hạ tầng giao thông dẫn đến nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn, đường đến trung tâm các xã bị đứt, gãy với khối lượng đất, đã rất lớn.

GT9.jpg
Lực lượng chức năng phân luồng giao thông và tổ chức khắc phục các điểm sụt sạt đất, đá.

Tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung huy động nhiều nguồn lực để dọn dẹp đất, đá trượt sạt, lắp đặt cống tạm, đắp nền tạm đảm bảo lưu thông các tuyến đường quan trọng. Những nỗ lực này không chỉ giúp phục hồi giao thông mà còn hỗ trợ sinh hoạt và vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong khu vực.

Thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay

Tỉnh lộ 160, đoạn từ cầu Nậm Tôn đến xã Bản Cái (Bắc Hà) sớm được thông tuyến khi có lệnh tập trung máy móc thi công đã phục vụ kịp thời cho việc đưa phương tiện, nhân lực vào thực hiện công tác tìm kiếm người mất tích trong vụ sạt lở đất tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất vùi lấp công nhân tại nhà điều hành thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc.

GT10.jpg
Huy động máy móc, thiết bị thi công để thông tuyến Tỉnh lộ 160, đoạn từ cầu Nậm Tôn đến xã Bản Cái (Bắc Hà).

Tuyến đường được thông tạm thời cũng tạo thuận lợi cho các đoàn cứu trợ đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm đến người dân bị cô lập. Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết: Đoạn tuyến bị sạt đất tuy không dài nhưng khối lượng rất lớn, địa hình phức tạp, quá trình xử lý sụt sạt trong khi mưa vẫn tiếp diễn tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng với quyết tâm, tranh thủ từng giờ, từng phút của các lực lượng, tuyến đường đã được thông tuyến sớm hơn dự kiến.

GT2.jpg
Huyện Bát Xát huy động tối đa nhân lực, thiết bị thông tuyến giao thông trên địa bàn.

Tỉnh lộ 158, đoạn qua xã A Lù - Y Tý có 5 điểm sạt lở cả taluy âm và taluy dương, với khối lượng đất, đá trên 300m3, gây chia cắt giao thông từ xã Trịnh Tường lên xã Y Tý. Đây cũng là đoạn tuyến có địa hình phức tạp, quá trình dọn dẹp, san gạt, đất, đá trên núi tiếp tục trượt xuống gây nhiều khó khăn cho công tác xử lý, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, ngành giao thông vận tải đã huy động tổng lực các lực lượng của doanh nghiệp, vận động Nhân dân tham gia, nhờ đó tuyến đường đã thông xe lên thôn Phìn Chải 2, xã A Lù sau 1 tuần bị cô lập, chia cắt.

GT11.jpg
Hầu hết các tuyến đường tỉnh, huyện, xã đều bị hư hỏng nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, chỉ tính riêng 4 tuyến quốc lộ được giao, ủy thác quản lý, gồm: Quốc lộ 4, 4D, 4E, 279 (tổng chiều dài 456 km) đã có 513 vị trí sạt lở taluy dương, khối lượng ước tính 338.290 m3; 43 vị trí sạt lở taluy âm, dài 1.471 m; 34 vị trí hư hỏng mặt đường, xói trôi lề đường, khối lượng khoảng 9.006 m2; 179 vị trí đất bùn tràn mặt đường 19.000 m3.

GT13.jpg
Các ngành nỗ lực đảm bảo thông tuyến giao thông sau mưa lũ.

Đối với 16 tuyến đường tỉnh (tổng chiều dài 965,35 km), mưa lũ đã làm sạt lở taluy dương 800 vị trí, khối lượng đất đá khoảng 1.143.522 m3; 191 vị trí sạt lở taluy âm, chiều dài khoảng 6.755 m; khoảng 100 vị trí hư hỏng nền, mặt đường, lề đường, đoạn từ Km32 - Km33 Tỉnh lộ 156 đứt đường hoàn toàn; khoảng 120 vị trí đất bùn tràn mặt đường, khối lượng 66.539m3.

gt (2).JPG

Đối với đường cấp huyện, tất cả các địa phương đều bị thiệt hại, nặng nhất là huyện Bảo Yên. Hầu hết các tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn tại đây đều bị sạt lở taluy âm, taluy dương, nhiều tuyến sạt lở taluy âm làm đứt gãy hoàn toàn nền mặt đường, kinh phí khắc phục dự kiến 502 tỷ đồng.

GT.jpg
Phá đá để thông tuyến giao thông sau mưa lũ.

Huyện Si Ma Cai sạt lở taluy dương 435.054 m3 cùng nhiều hư hỏng khác, chưa kịp thống kê thiệt hại, kinh phí khắc phục dự kiến gần 279 tỷ đồng. Huyện Bát Xát sạt lở taluy dương khoảng 567.344 m3; sạt lở taluy âm 4.809 m, hư hỏng mặt đường 55.794 m2; hư hỏng 16 cầu, kinh phí khắc phục dự kiến trên 250 tỷ đồng. Tại thị xã Sa Pa, các tuyến đường nội thị, đường huyện, đường giao thông nông thôn cơ bản đều bị sạt lở taluy âm, taluy dương, nhiều tuyến sạt lở taluy âm làm đứt gãy hoàn toàn nền mặt đường, kinh phí khắc phục dự kiến trên 142 tỷ đồng...

Bảo đảm giao thông thông suốt trên toàn tỉnh trước 30/9

Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết: Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, Sở Giao thông vận tải đang nỗ lực chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai, các nhà thầu quản lý bảo trì đường bộ và doanh nghiệp thi công xây dựng tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị xúc dọn đất, đá và các chướng ngại vật trên lề, mặt đường, lòng rãnh; chỉ đạo tối đa lực lượng xuống hiện trường cùng các nhà thầu, bảo trì đường bộ, phối hợp với các địa phương thông tuyến. Đồng thời, căng dây phản quang, phân luồng để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

gt (3).JPG
Nhiều tuyến đường bị hư hỏng nặng.

Để khẩn trương khắc phục hậu quả đợt mưa lũ lần này, ngành giao vận tải đã huy động tổng lực phương tiện tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực tuyến bị sạt lở, hư hỏng để hỗ trợ các đơn vị bảo trì đảm bảo giao thông, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Gt1.jpg
Nhiều tuyến giao thông ở Bát Xát bị hư hỏng.

Ông Bùi Văn Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư xây dựng Hoàng Nguyên cho biết: Mưa lũ lần này làm nhiều tuyến đường mà đơn vị đang tham gia thi công nâng cấp bị sụt, sạt nghiêm trọng, nhiều đoạn bị đứt gãy lớn, đơn vị đã tập trung nhân lực tổ chức khắc phục bước 1, đảm bảo thông tuyến tạm thời phục vụ việc đi lại của Nhân dân, cũng như vận chuyển hàng hóa thiết yếu. Bên cạnh đó, công ty còn bố trí hơn chục máy xúc, máy ủi hỗ trợ các đơn vị, địa phương trong tỉnh tổ chức xúc dọn đất, đá và các chướng ngại vật trên lề, mặt đường, lòng rãnh các tuyến đường tỉnh, đường huyện và thậm chí đường xã, thôn.

GT12.jpg
Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đức hỗ trợ khắc phục đường giao thông sau thiên tai.

Tương tự, Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đức đã tích cực hỗ trợ các đơn vị, địa phương trong tỉnh về nhân lực, thiết bị, máy móc tổ chức khắc phục các tuyến đường vào trung tâm các xã bị mưa lũ làm đất, đá trượt sạt, đứt gẫy gây cô lập đã sớm thông tuyến trở lại.

GT7.jpg

Được biết, để khắc phục và đảm bảo giao thông, Sở Giao thông Vận tải đã đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí khoảng 200 tỷ đồng xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông và khôi phục một phần kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến đường tỉnh bị ảnh hưởng. Cùng với đó, đề nghị UBND tỉnh báo cáo và đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 2.300 tỷ đồng.

GT3.jpg

Mới đây, Thường trực Tỉnh ủy cũng đã có thông báo giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo việc khắc phục sự cố kết cấu hạ tầng giao thông do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, về công tác bảo đảm giao thông bước 1 và bước 2, tiếp tục huy động lực lượng, máy móc khắc phục ngay các địa điểm bị sạt lở gây ách tắc giao thông, nhất là các tuyến đường giao thông huyết mạch để kết nối, huy động phương tiện, máy móc phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ; đồng thời có phương án cảnh báo an toàn cho người và 2 phương tiện tham gia giao thông. Bảo đảm giao thông thông suốt trên toàn tỉnh trước ngày 30/9/2024.

GT8.jpg
Nhiều tuyến giao thông quan trọng bị đứt gẫy.

Rà soát, cân đối, phân bổ từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, nguồn dự phòng ngân sách tỉnh và các nguồn hỗ trợ khác để ưu tiên bố trí nguồn vốn thực hiện đảm bảo giao thông bước 1 và bước 2.

gt (4).JPG
gt (1).JPG

Về phương án sửa chữa các công trình sau xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông bước 3, rà soát, tổng hợp số liệu tình hình thiệt hại về kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, đề xuất phương án sửa chữa theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với nguồn lực Trung ương hỗ trợ và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo đời sống cho người dân sau tái định cư

Đảm bảo đời sống cho người dân sau tái định cư

Trận lũ quét và sạt lở đất đầu tháng 9 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, khiến hàng trăm hecta đất canh tác của người dân bị vùi lấp, sạt lở. Bên cạnh việc khẩn trương đầu tư xây dựng các khu tái thiết, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đang nỗ lực tập trung đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh tại tỉnh - đó là những nội dung được thảo luận tại Hội thảo đề xuất giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh do Hội Nông dân tỉnh tổ chức sáng 20/12.

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Đây là việc làm đẹp và đầy ý nghĩa của người dân Làng Nủ. Ba người thân của ba hộ bị thiệt hại do thiên tai đã tự nguyện viết đơn gửi lãnh đạo xã Phúc Khánh (Bảo Yên) xin không nhận nhà tái định cư, với mong muốn nhường những ngôi nhà "đẹp như mơ" này cho những người khó khăn hơn.

Tăng cường quản lý gây nuôi động vật hoang dã

Tăng cường quản lý gây nuôi động vật hoang dã

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong năm 2024, lượng động vật gây nuôi tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cao, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ bấp bênh, cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi cần thận trọng khi tăng đàn và tuân thủ quy định về chăn nuôi loại hình này.

Giải đáp, gỡ khó cho nông dân và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Giải đáp, gỡ khó cho nông dân và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Chiều 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã có buổi đối thoại với nông dân trên địa bàn tỉnh xoay quanh chủ đề “Giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, bền vững” nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tháo gỡ khó khăn cho nông dân và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Phóng viên Báo Lào Cai ghi nhận các ý kiến tại cuộc đối thoại này. 

Bắc Hà khai thác thế mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bắc Hà khai thác thế mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Xây dựng nông thôn mới không chỉ là phát triển cơ sở hạ tầng, mà còn là nâng cao đời sống người dân thông qua các mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững. Nông nghiệp hữu cơ là một trong những yếu tố quan trọng giúp Bắc Hà thực hiện thành công mục tiêu này, đồng thời nâng cao giá trị nông sản, tạo dựng thương hiệu cho nông nghiệp địa phương.

Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn.

fb yt zl tw