Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam:

Giải phóng 85,4% mặt bằng các dự án theo kế hoạch giai đoạn 1

Chiều 19/12, Công ty TNHH Một thành viên Apatit (Công ty Apatit) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác giải phóng mặt bằng các dự án của công ty năm 2024.

baolaocai-br_a1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện, thành phố; đại diện các phòng, ban chuyên môn và lãnh đạo các xã, phường của thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng; các hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng của dự án.

Năm 2024, Công ty Apatit Việt Nam tiếp tục thực hiện các dự án khai thác quặng apatit đã được cấp phép, gồm có 5 khai trường. Các dự án khai thác quặng đều phải sử dụng diện tích đất rất lớn, vị trí nằm đan xen các khu dân cư sinh sống ổn định nhiều năm, liên quan đến nhiều loại quy hoạch của quốc gia và địa phương… nên công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Thực trạng sử dụng đất của người dân có nhiều sai khác so với hồ sơ quản lý đất đai của địa phương; sử dụng đất không đúng mục đích; chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đầy đủ hồ sơ; sử dụng đất chồng lấn…

baolaocai-br_a2.jpg
Lãnh đạo Công ty Apatit Việt Nam đánh giá sự phối hợp trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

Tuy nhiên, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, nhờ sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ngành, chính quyền các cấp từ khâu phối hợp đến triển khai thực hiện, nên các khó khăn, vướng mắc đã dần được tháo gỡ và tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án được đẩy nhanh.

Năm 2024, tổng số diện tích phải thực hiện giải phóng mặt bằng theo kế hoạch giai đoạn 1 là 57,22 ha và đã thực hiện được 48,85 ha, đạt 85,4% kế hoạch giai đoạn 1, với số hộ dân ảnh hưởng là 125 hộ. Tổng số tiền chi trả cho giải phóng mặt bằng gần 54 tỷ đồng.

Đặc biệt, sau hơn 6 năm được cấp giấy phép khai thác, khai trường 19 đi vào hoạt động từ 1/3/2024. Việc đưa khai trường này vào hoạt động đã tạo thêm việc làm cho người lao động, có thêm nguồn quặng 3 bổ sung cho các nhà máy tuyển, đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất trong nước.

baolaocai-br_a6.jpg
Lãnh đạo UBND thành phố Lào Cai nêu mục tiêu, giải pháp trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án.

Năm 2025, Công ty phấn đấu đưa khai trường 18, khai trường Cam Đường 2 vào hoạt động và giải quyết được bãi thải phục vụ ổn định cho khai thác các khai trường, nhà máy tuyển.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá sự quyết liệt, quyết tâm và việc cung cấp thông tin kịp thời đến lãnh đạo tỉnh về công tác phối hợp giữa công ty và các sở, ngành, địa phương trong thực hiện giải phóng mặt bằng, nhất là những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ.

baolaocai-br_a.jpg
Đồng chí Nguyễn Trọng Hài phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Trọng Hài nhấn mạnh, để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, yêu cầu các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, đối thoại, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.

Các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh, chính quyền các cấp vào cuộc hỗ trợ Công ty tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy hoạt động khai thác, sản xuất. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý đất đai và thường xuyên kiểm tra, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai; chủ động xây dựng các khu tái định cư phù hợp để tạo quỹ đất kịp thời, đáp ứng nhu cầu cấp đất cho các hộ di chuyển khi giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.

Các bên tăng cường trách nhiệm trong phối hợp, chủ động xử lý công việc thuộc thẩm quyền, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch, mục tiêu đã đề ra...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn.

Mường Khương giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Mường Khương giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Để giúp người dân an cư, huyện tranh thủ nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân và cộng đồng đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hiện, các công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được cấp ủy đảng, chính quyền huyện quan tâm, triển khai đảm bảo tiến độ đề ra.

Nậm Lúc còn nhiều khó khăn

Nậm Lúc còn nhiều khó khăn

Tính đến tháng 8/2024, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) đã đạt 12/19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau ảnh hưởng của bão số 3 vào tháng 9 vừa qua, 4 tiêu chí trong số đó đã bị “cuốn trôi” theo dòng nước lũ. Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở xã vùng III vốn đã khó nay càng khó hơn.

Thôn cũng làm công viên

Thôn cũng làm công viên

Thôn cũng làm công viên, thoạt nghe như chuyện đùa nhưng là sự thật 100%, công viên xưa nay vốn chỉ có ở các đô thị, mà là đô thị lớn thì ở huyện Bảo Thắng giờ đây lại có công viên ở vùng nông thôn.

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Si Ma Cai năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Si Ma Cai năm 2024

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Si Ma Cai duy trì ổn định và phát triển. Sản xuất nông - lâm nghiệp cơ bản được triển khai đảm bảo kế hoạch. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực; tập trung chỉ đạo quan tâm công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Phát triển du lịch nông thôn và sản phẩm quà tặng du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển du lịch nông thôn và sản phẩm quà tặng du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần làm gì để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo sự khác biệt cho du lịch cộng đồng Lào Cai và làm sao để các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, sản vật địa phương trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, được du khách biết đến nhiều hơn. Đó là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, chia sẻ tại hội thảo phát triển du lịch nông thôn và sản phẩm quà tặng du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Du lịch tổ chức sáng 17/12.

Bắc Hà đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Bắc Hà đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Cùng với cây chè, quế, dược liệu, rau trái vụ - rau an toàn, cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê) được huyện Bắc Hà quy hoạch vùng trồng và hỗ trợ người dân mở rộng diện tích nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giúp người dân giảm nghèo bền vững.

fb yt zl tw