Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bắc Hà khai thác thế mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bắc Hà khai thác thế mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Xây dựng nông thôn mới không chỉ là phát triển cơ sở hạ tầng, mà còn là nâng cao đời sống người dân thông qua các mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững. Nông nghiệp hữu cơ là một trong những yếu tố quan trọng giúp Bắc Hà thực hiện thành công mục tiêu này, đồng thời nâng cao giá trị nông sản, tạo dựng thương hiệu cho nông nghiệp địa phương.

Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, nhằm hướng đến những giá trị an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường. Tại Lào Cai, nông nghiệp hữu cơ cũng không còn xa lạ, mà đang được ngành chuyên môn, các địa phương và nhiều nông dân lựa chọn. Tại huyện vùng cao Bắc Hà, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng giúp cho địa phương này có diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất tỉnh.

Địa danh Bản Liền gắn với sản phẩm chè hữu cơ nổi tiếng. Chè Bản Liền cũng là sản phẩm đầu tiên được chứng nhận đạt chuẩn, “đặt nền móng” cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Bắc Hà. Trên địa bàn xã Bản Liền hiện có hơn 1.000 ha chè với toàn bộ sản phẩm chè búp tươi được các hợp tác xã, cơ sở chế biến thu mua. Với “thương hiệu” sẵn có, giá thu mua chè búp tươi cũng cao hơn gấp 3 lần so với chè sản xuất thông thường, đạt từ 16.000 - 20.000 đồng/kg.

Để được thu mua với giá cao, gìn giữ thương hiệu chè của địa phương, người dân được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chè sạch, dù không quá khó thực hiện nhưng lại theo rất nhiều tiêu chuẩn. Đổi lại giá bán chè búp tươi cũng cao hơn, việc thu mua ổn định nên bà con cũng rất yên tâm.

Chị Lâm Thị Quy, thôn Đội 4, xã Bản Liền.

Theo ông Phạm Quang Thận, Giám đốc Hợp tác xã Chè Bản Liền, chè búp tươi hữu cơ là nguyên liệu để chế biến các loại trà hữu cơ xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ nên tiêu chuẩn vô cùng ngặt nghèo. Để đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên đào tạo, tập huấn cho bà con để làm sao duy trì được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế.

Không chỉ cây chè, nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Hà đã và đang phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thế mạnh của địa phương, như quế, rau, quả. Các sản phẩm hữu cơ được thị trường ưa chuộng, giá bán cao, tiêu thụ thuận lợi đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đồng thời góp phần thực hiện tốt các tiêu chí về tổ chức sản xuất bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn, an toàn thực phẩm tại các địa phương.

Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, từ cải thiện môi trường sống cho đến gia tăng thu nhập nhờ vào các sản phẩm có giá trị cao hơn. Cùng với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp hữu cơ còn góp phần giúp Bắc Hà hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với người dân, việc tham gia các mô hình sản xuất hữu cơ đã giúp họ thay đổi tư duy và phương thức canh tác. Nhiều hộ gia đình đã bắt đầu áp dụng các kỹ thuật canh tác mới, giảm dần việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất, thay vào đó là các phương pháp hữu cơ để bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Phát huy thế mạnh đặc thù, huyện Bắc Hà đã chỉ đạo phát triển các cây trồng chủ lực nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Hiện trên địa bàn huyện đã có các vùng hàng hóa được chứng nhận hữu cơ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển các chuỗi sản xuất bền vững. Ngoài ra, sản xuất hữu cơ cũng mang lại nhiều lợi ích, thân thiện với hệ sinh thái, qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe người dân.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà.

Giai đoạn 2026 - 2030, huyện Bắc Hà phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 10.000 ha. Để đạt mục tiêu này, bên cạnh nỗ lực của ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và người dân, địa phương cũng xác định sẽ khuyến khích, hỗ trợ phù hợp, tạo sức hút với các nhà đầu tư, để nông nghiệp hữu cơ ở vùng đất cao nguyên phát triển bền vững.

Bằng những nỗ lực đó, Bắc Hà không chỉ đang tạo ra những sản phẩm nông sản hữu cơ chất lượng cao, mà còn đi đầu trong việc xây dựng một mô hình nông thôn mới gắn liền với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mường Khương giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Mường Khương giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Để giúp người dân an cư, huyện tranh thủ nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân và cộng đồng đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hiện, các công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được cấp ủy đảng, chính quyền huyện quan tâm, triển khai đảm bảo tiến độ đề ra.

Nậm Lúc còn nhiều khó khăn

Nậm Lúc còn nhiều khó khăn

Tính đến tháng 8/2024, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) đã đạt 12/19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau ảnh hưởng của bão số 3 vào tháng 9 vừa qua, 4 tiêu chí trong số đó đã bị “cuốn trôi” theo dòng nước lũ. Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở xã vùng III vốn đã khó nay càng khó hơn.

Thôn cũng làm công viên

Thôn cũng làm công viên

Thôn cũng làm công viên, thoạt nghe như chuyện đùa nhưng là sự thật 100%, công viên xưa nay vốn chỉ có ở các đô thị, mà là đô thị lớn thì ở huyện Bảo Thắng giờ đây lại có công viên ở vùng nông thôn.

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Si Ma Cai năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Si Ma Cai năm 2024

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Si Ma Cai duy trì ổn định và phát triển. Sản xuất nông - lâm nghiệp cơ bản được triển khai đảm bảo kế hoạch. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực; tập trung chỉ đạo quan tâm công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Phát triển du lịch nông thôn và sản phẩm quà tặng du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển du lịch nông thôn và sản phẩm quà tặng du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần làm gì để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo sự khác biệt cho du lịch cộng đồng Lào Cai và làm sao để các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, sản vật địa phương trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, được du khách biết đến nhiều hơn. Đó là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, chia sẻ tại hội thảo phát triển du lịch nông thôn và sản phẩm quà tặng du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Du lịch tổ chức sáng 17/12.

Bắc Hà đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Bắc Hà đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Cùng với cây chè, quế, dược liệu, rau trái vụ - rau an toàn, cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê) được huyện Bắc Hà quy hoạch vùng trồng và hỗ trợ người dân mở rộng diện tích nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Si Ma Cai phấn đấu 100% hộ bị ảnh hưởng do thiên tai đều có nhà mới đón Tết

Si Ma Cai phấn đấu 100% hộ bị ảnh hưởng do thiên tai đều có nhà mới đón Tết

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm, các cấp, ngành và Nhân dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở bị ảnh hưởng bởi bão số 3; phấn đấu 100% hộ bị thiệt hại nhà ở do thiên tai đều có nhà mới trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ vượt 7%

Kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ vượt 7%

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ khép lại năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định: Với sự nỗ lực cao của các cấp, các ngành và cường độ thực hiện vào tháng cuối cùng, tăng trưởng GDP năm 2024 không những có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7% mà có thể đạt mức cao hơn mục tiêu Quốc hội giao.

Hàng nghìn khóm hoa khoe sắc được trồng tại khu tái định cư Kho Vàng và Nậm Tông

Hàng nghìn khóm hoa khoe sắc được trồng tại khu tái định cư Kho Vàng và Nậm Tông

Sau hơn 2 tháng thi công nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, đến nay, khu tái định cư thuộc thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà) đã bước vào những công đoạn hoàn thiện cuối cùng để bàn giao nhà cho bà con ổn định cuộc sống, chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

fb yt zl tw