Khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng

Tối 18/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2024 tại tỉnh Bắc Ninh.

Đại biểu tham quan hội chợ.
Đại biểu tham quan hội chợ.

Theo báo cáo của Ban tổ chức, hội chợ đã hội tụ được 6 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hưng Yên; 4 tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc gồm: Thái Nguyên, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình; 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên là Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum; các doanh nghiệp, hợp tác xã cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước.

Với trên 250 gian hàng; trong đó có hơn 80 gian hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 1 khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp thành phố Hà Nội, các địa phương đều lựa chọn những sản phẩm hàng hóa tiêu biểu, đặc sắc để trưng bày. Hội chợ sẽ kết thúc vào ngày 24/12.

Phát biểu khai mạc hội chợ, ông Lê Minh Lịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhận định: Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024 là cơ hội để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng, từ những loại rau củ quả tươi ngon, đến các sản phẩm chế biến từ nông sản. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Hội chợ cũng là dịp để các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ.

"Chúng tôi hy vọng, thông qua các hoạt động tại hội chợ, sẽ có nhiều cơ hội kết nối, phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng. Chúng tôi cũng kỳ vọng các bên liên quan sẽ tích cực tham gia, cùng chung tay đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng đến với người tiêu dùng cả nước và hướng tới xuất khẩu, hiện thực hóa các hoạt động này bằng những biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác đưa các sản phẩm nông nghiệp vào các kênh phân phối, điểm bán sản phẩm nông sản đặc sản tại khu vực Đồng bằng sông Hồng nói riêng và lan ra toàn quốc nói chung", Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn, đã từ lâu được biết đến như một trong những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của vùng, nhằm đưa kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như: đầu tư cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh khuyến nông, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả hội nhập và hợp tác quốc tế phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

fb yt zl tw