Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi).

Dự và chỉ đạo có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo một số sở ngành; các đơn vị đối tác của ngành du lịch.

IMG_2526.jpeg
Các đại biểu dự hội nghị.

Bão số 3 đã ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu phấn đấu của ngành du lịch

Phát biểu báo cáo tại hội nghị, ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch thông tin: Khi du lịch đang trên đà phát triển, nhiều hoạt động, sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn được ngành du lịch triển khai, xây dựng công phu để thu hút du khách vào những tháng cuối năm thì sự tàn phá của hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng mọi mặt, giao thông bị chia cắt, các cơ sở lưu trú và các hoạt động du lịch phải tạm ngưng.

IMG_2524.jpeg
Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch báo cáo tại hội nghị.

Trong tháng 9, các cơ sở du lịch gần như không phát sinh doanh thu; các tour du lịch trong tháng 9 bị hủy, chỉ còn khách lẻ. Tổng thiệt hại trực tiếp đối với ngành du lịch, thống kê sơ bộ ban đầu khoảng 15 tỷ đồng. Lượng khách giảm mạnh (giảm 72% so với tuần trước bão). Khu du lịch cáp treo Fansipan giảm 87%. Doanh thu của các đơn vị du lịch trong tháng 9, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2023. Bão số 3 đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phấn đấu của ngành du lịch. Ước tính từ nay đến hết năm đạt 7,5 triệu lượt khách, không đạt được con số phấn đấu là 8,5 triệu lượt như mục tiêu ban đầu đưa ra.

Các giải pháp phục hồi du lịch sau hoàn lưu cơn bão số 3

Tại hội nghị, đã có hơn 10 ý kiến của đại biểu thuộc các sở, ngành, địa phương, đơn vị lữ hành nhằm chung tay đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa, bão, phục hồi du lịch. Trong đó có một số giải pháp như: Sở Du lịch tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo ngành giao thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng khắc phục, sửa chữa các tuyến đường sạt lở, để tạo thuận lợi, an toàn cho du khách, nhất là các tuyến giao thông đến địa bàn trọng điểm du lịch Sa Pa, Bắc Hà, Y Tý (Bát Xát); đề nghị ngành giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố, thị xã cập nhật và thông tin kịp thời tình hình giao thông đến các khu, điểm du lịch để khuyến cáo đối với doanh nghiệp và du khách khi chuẩn bị chương trình tham quan du lịch tại Lào Cai; các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương đảm bảo thông tin liên lạc; các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông về việc du lịch Lào Cai đã sẵn sàng hoạt động du lịch trở lại... để thu hút du khách.

Untitled design.jpeg
Các đại biểu đóng góp ý kiến.

Đồng thời, tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch nhằm thu hút lượng khách đến tham quan trong những tháng cuối năm 2024 và đặc biệt cho năm 2025; xem xét một số chính sách đặc thù để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung bị thiệt hại sau bão, lũ, như: xem xét cơ cấu lại thời gian vay, nợ; miễn, giảm lãi suất vay hoặc được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước cho vay ưu đãi đối với các khách hàng bị thiệt hại; giảm tiền thuê đất, thuế đất, tạm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xem xét gia hạn thời gian quyết toán các loại thuế; đề nghị UBND tỉnh cho dừng tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 để dành kinh phí xử lý hậu quả bão Yagi; tiếp tục cho thực hiện chương trình xúc tiến, liên kết, hợp tác du lịch; khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới…

Lùi thời gian tổ chức một số hoạt động du lịch

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương, ghi nhận những nỗ lực cũng như chỉ đạo kịp thời của ngành du lịch trước, trong và sau ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3. Về các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Du lịch, các sở, ngành nhanh chóng, tích cực, khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 có hiệu quả. Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh và các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần xây dựng phương án khôi phục hoạt động kinh doanh phù hợp với thực tiễn; tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch.

Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng giải đáp một số kiến nghị đề xuất của Sở Du lịch, trong đó UBND tỉnh chỉ đạo ngành giao thông - vận tải, doanh nghiệp viễn thông, đơn vị thực hiện chính sách hỗ trợ… sớm xử lý, khắc phục, đề xuất giải pháp hỗ trợ để tạo thuận lợi phát triển du lịch.

IMG_2517.jpeg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung phát biểu chỉ đạo.

Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai năm 2024 không dừng mà sẽ lùi thời gian tổ chức cùng thời điểm với Festival sông Hồng. Nhất trí chuyển Lễ hội “Thổ cẩm Tây Bắc - Sắc màu thổ cẩm Lào Cai” từ Bắc Hà về tổ chức tại thị xã Sa Pa với quy mô, nội dung phù hợp để thu hút khách du lịch đến Lào Cai sau ảnh hưởng của bão lũ. Các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước tiếp tục được thực hiện, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch mới với quy mô lớn. Các cơ quan truyền thông cần tăng cường quảng bá, giới thiệu về du lịch địa phương, khẳng định du lịch Lào Cai sẵn sàng đón khách và là điểm đến an toàn, thân thiện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

fb yt zl tw