Giải pháp nào cho xúc tiến và quảng bá du lịch gắn với điện ảnh?

Đổi mới phương thức, nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam với thị trường quốc tế thông qua lĩnh vực điện ảnh sẽ góp phần lan tỏa thương hiệu điểm đến Việt Nam ra thế giới.

Phim trường 'Kong: Skull Island".
Phim trường 'Kong: Skull Island".

Phát triển du lịch kết hợp với điện ảnh là một hướng đi mới nhằm tận dụng sức lan tỏa của điện ảnh để quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia.

Nhiều quốc gia đã trở thành tiêu điểm thu hút khách du lịch trên toàn thế giới nhờ vào các bộ phim điện ảnh. Việt Nam rất giàu tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, văn hóa, đây là nguồn tài nguyên rất tốt để phát triển du lịch kết hợp với điện ảnh.

Theo các chuyên gia, đổi mới về phương thức, nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam đối với thị trường quốc tế thông qua lĩnh vực điện ảnh là việc làm rất cần thiết.

Tiềm năng cho các bộ phim “bom tấn”

Việt Nam rất giàu tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, văn hóa. Sự thành công của bộ phim “Kong: Skull Island” với những cảnh quay hoành tráng tại Hạ Long, Quảng Bình, Ninh Bình cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành phim trường của những bộ phim “bom tấn” của Hollywood.

Thực tế đã cho thấy, nhiều địa điểm của Việt Nam đã từng được lựa chọn là bối cảnh của những bộ phim nước ngoài. Trong số đó, nổi bật nhất là bộ phim Hollywood “Kong: Skull Island” của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts với bối cảnh quay ở Việt Nam. Cảnh đẹp hùng vỹ của Tràng An đã khiến Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách quốc tế. Ngoài Tràng An, bộ phim cũng chọn Hạ Long (Quảng Ninh), Quảng Bình làm bối cảnh quay.

Bên cạnh đó, bộ phim “Pan và vùng đất Neverland” đã chọn Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), hang Én (Quảng Bình), đầm Vân Long (Ninh Bình) làm bối cảnh để thực hiện một số cảnh quay đẹp. Trong phim, non nước Hạ Long, Ninh Bình và Quảng Bình rực rỡ, kỳ bí là cơ hội để quảng bá du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Phim “Người tình” đã chọn vùng đất Sa Đéc, Đồng Tháp, miền Tây Nam Bộ làm địa điểm quay, với những cảnh đẹp cánh đồng lúa, phiên chợ truyền thống và ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tạo nên bức tranh sống động và thơ mộng.

Một cảnh trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".
Một cảnh trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".

Ở trong nước, một số bộ phim Việt Nam với những cảnh quay nên thơ, trữ tình, mộc mạc như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” với bối cảnh quay tại Phú Yên, “Chuyện của Pao” được quay ở xã Sủng Là (Hà Giang), “Tết ở làng Địa Ngục” với bối cảnh quay chính tại làng Sảo Há (Hà Giang) - nơi còn lưu giữ gần như vẹn nguyên hình ảnh mộc mạc ngôi làng cổ của người dân tộc Mông, sau khi công chiếu đã giúp cho địa danh này trở thành điểm đến rất được ưa chuộng.

Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, khi phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ra mắt”, số du khách đến tỉnh Phú Yên tăng gấp 2,5 lần, từ 750.000 lượt năm 2014 lên 1,8 triệu lượt khách vào năm 2019.

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch gắn với điện ảnh

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, du lịch Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm, vấn đề về thể chế đã được xác lập, trong đó có Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch.

Du lịch Việt Nam là ngành kinh tế tổng hợp, liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác. Trong 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa, điện ảnh và du lịch là hai ngành trọng tâm. Vì vậy, sự liên kết giữa hai ngành này sẽ tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Nhằm quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood, kinh đô điện ảnh thế giới, đến Việt Nam thực hiện quay các bộ phim có sức hút lớn, thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, từ ngày 21-28/9/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Chương trình Xúc tiến Du lịch-Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới.”

Đây là hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm nhấn của du lịch Việt Nam trong năm 2024. Các hoạt động của chương trình này được đổi mới, tổ chức theo chuỗi đa dạng có sự gắn kết xúc tiến du lịch với điện ảnh, văn hóa, ẩm thực, tạo ra hiệu ứng lan tỏa cao.

Đây cũng là dịp để các địa phương, điểm đến, doanh nghiệp du lịch, vận tải hàng không, điện ảnh, truyền thông hai bên gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác giao thương.

Trong thời gian tới, để thu hút nhiều đoàn làm phim quốc tế đến Việt Nam khảo sát và chọn làm bối cảnh quay phim cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch và điện ảnh và sự quan tâm, đồng hành của các cấp, ngành, các địa phương, doanh nghiệp, đưa ra các chính sách mới tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất phim quốc tế vào Việt Nam làm phim. Qua đó, đưa hình ảnh, thương hiệu điểm đến Việt Nam đến với khán giả toàn cầu thông qua các bộ phim “bom tấn.”

Tạo cơ chế, chính sách cho các đoàn làm phim

Với nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như nhiều địa phương, việc quảng bá du lịch qua điện ảnh đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn cần phải có chiến lược lâu dài và bền vững.

Tại Tọa đàm “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới” diễn ra ngày 10/9/2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức, các chuyên gia cho rằng cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, ban, ngành địa phương, sự năng động của doanh nghiệp, của ngành điện ảnh và người dân Việt Nam để tạo sự thu hút đối với các nhà làm phim trên thế giới.

Theo bà Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA), trước hết, muốn quảng bá du lịch thông qua điện ảnh thì cần xây dựng những bộ phim có chất lượng, nội dung tốt, từ đó tạo sức lan tỏa và từ đó mới quảng bá được cho địa phương và điểm đến.

Luật Điện ảnh 2022 rất mới, có nhiều tiền đề, khung pháp lý để tạo cơ chế, nhưng những cơ chế và văn bản dưới luật dường như chưa có. Khi đưa vào thực tế thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như cơ quan thuế cần có những văn bản dưới luật, làm sao để có ưu đãi cho nhà làm phim. Điều này quyết định lớn đến việc thu hút đoàn phim vào Việt Nam.

Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt cho biết về thể chế, khai thông nguồn lực, trong lĩnh vực điện ảnh, Cục Điện ảnh đã chủ động có những hỗ trợ cho phát triển du lịch, tạo cơ chế phát triển du lịch qua lĩnh vực điện ảnh bằng cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tiến hành chuyển đổi số trong công tác hành chính.

Khi xây dựng Luật Điện ảnh, Cục Điện ảnh đều có đánh giá tác động, tham khảo kinh nghiệm các quốc gia phát triển ở khu vực và thế giới như Pháp, Singapore… Trên cơ sở đó, tổng hợp và đưa ra các khung pháp lý để tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất, và xây dựng một số phương án để tham mưu, đề xuất khi xây dựng các chính sách liên quan về phát triển du lịch.

Ở góc độ địa phương, với những thành công khi Ninh Bình được nhiều đoàn phim quốc tế lựa chọn làm bối cảnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho biết trong thời gian qua, Ninh Bình đã tăng cường phối hợp đồng bộ, hiệu quả, hoạch định chiến lược quảng bá đến các đoàn làm phim mạnh mẽ hơn, từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ chính sách thuế và tài chính cho đoàn làm phim.

Trong thời gian tới, để quảng bá du lịch thông qua điện ảnh đạt hiệu quả hơn nữa, ông Mạnh đề xuất cần có giải pháp tổng thể về phát triển, hỗ trợ tối đa cho các đoàn làm phim đồng thời có những chính sách giới thiệu, thu hút các đoàn làm phim một cách bài bản.

Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo ngành du lịch Ninh Bình, ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình nhấn mạnh với những đoàn làm phim khi đến với Quảng Bình, tỉnh đã chỉ đạo các cấp và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp kết nối, doanh nghiệp chịu trách nhiệm công tác hậu cần cho các hãng phim để tạo điều kiện tốt nhất cho các đoàn làm phim.

Việc hỗ trợ các đoàn làm phim là rất quan trọng, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đạo diễn bối cảnh, đoàn khảo sát các dự án phim và sẵn sàng các tư liệu giới thiệu các điểm phim trường, các chính sách hỗ trợ, đồng hành với đoàn làm phim.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Xu hướng mới của giới trẻ mang lại thách thức cho ngành du lịch Việt Nam

Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.

Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam - Nhật Bản về cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa

Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam - Nhật Bản về cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa

Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch Việt Nam - Nhật Bản lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2023, ngày 2/10, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức hội thảo du lịch Việt Nam- Nhật Bản lần thứ hai tại Tokyo, Nhật Bản với chủ đề: "Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn tại các điểm di sản văn hóa - Việt Nam và Nhật Bản hướng tới phát triển du lịch bền vững".

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững…

Du lịch đừng “ngủ” khi du khách còn thức

Du lịch đừng “ngủ” khi du khách còn thức

Không ít du khách chia sẻ với tôi rằng, thật khó để trải nghiệm suốt đêm khi đến một số địa bàn du lịch ở Lào Cai, bởi không có nhiều sản phẩm du lịch đêm đặc sắc, đành phải chọn cách đi ngủ sớm.

Malaysia xúc tiến quảng bá du lịch giáo dục tại thị trường Việt Nam

Malaysia xúc tiến quảng bá du lịch giáo dục tại thị trường Việt Nam

Tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia (Tourism Malaysia) phối hợp Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam và Cục Hội nghị và Triển lãm Malaysia (MyCEB) vừa tổ chức các hoạt động phong phú nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, đồng thời xúc tiến quảng bá tiềm năng loại hình du lịch giáo dục, du lịch MICE của Malaysia.

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao.

Lào Cai kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát, xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vân Nam

Lào Cai kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát, xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vân Nam

Chiều 28/9, tại thành phố Mông Tự, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã tham dự chương trình quảng bá, xúc tiến, kết nối du lịch các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), mang chủ đề “ Việt - Trung, 2 quốc gia 6 điểm đến”.

fbytzltw