Bàn giải pháp phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực

Chiều 30/8, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phiên họp chuyên đề lần thứ 2 về chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu các tỉnh, thành.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung và các thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh.

Phiên họp được tổ chức nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà các bộ, ngành, địa phương gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế số vừa qua và cách tháo gỡ; chỉ ra các nhiệm vụ mà bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai và các hướng dẫn, hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông để thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, địa phương đi vào thực chất, hiệu quả.

cds.JPG
Các đại biểu tại điểm cầu Lào Cai tham dự hội nghị.

Tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế số, khẳng định đây là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số, là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3 - 4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm. Đây là nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.

Tại phiên họp, một số giải pháp đã được các đại biểu đưa ra, tập trung thảo luận.

cds2.jpg

Trong đó có thảo luận về không gian phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực được coi là mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, đó là: Công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; nông nghiệp; logistics và dệt may...

Kinh tế số là vấn đề mới, do vậy cần có cách tiếp cận mới để quản lý, thúc đẩy. Nền tảng số là cách tiếp cận đột phá để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Kinh tế số là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng bền vững. Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 với chủ đề "Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực" được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú huých góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam nói chung, thúc đẩy phát triển nền tảng số và chuyển đổi số doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực trong những tháng cuối năm 2023 nói riêng.

Bộ trưởng đề nghị các ngành, địa phương tập trung thực hiện các nội dung, tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế số, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, nâng cao tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh; quan tâm xây dựng, kết nối, tạo ra giá trị từ dữ liệu; phát triển các nền tảng số; kết nối hệ sinh thái trong chuyển đổi số; phát huy vai trò điều phối của cơ quan quản lý nhà nước, "làm đến tận cùng" khi thực hiện kinh tế số.

Việt Nam cần thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số để tạo động lực phát triển. Kinh tế số tại Việt Nam cần ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu nên phải căn cứ vào ngữ cảnh quốc gia, không đi theo, đi sau các nước khác. Quốc gia nào nhanh chân trong việc ứng dụng sẽ được lợi nhiều nhất.

Phát triển kinh tế số tại Việt Nam cần dựa trên đổi mới, sáng tạo số, quan tâm đến phát triển nhân tài. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến các thành tố tạo nền móng (chủ yếu là doanh nghiệp công nghệ số)...

Tại phiên họp, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw