Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

LCĐT - Thời gian qua, việc chuyển đổi số luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Đầu tháng 12/2022, huyện Bảo Yên bàn giao và đưa vào vận hành hệ thống cổng thông tin điện tử cấp xã. Đây là công cụ hiệu quả trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, đồng thời là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Thông qua cổng thông tin này, người dân được tiếp cận những thông tin chính thống, cơ bản của địa phương một cách nhanh chóng, kịp thời.

Chuyển đổi số giúp thuận lợi trong cải cách hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Chuyển đổi số giúp thuận lợi trong cải cách hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Được biết, thực hiện việc chuyển đổi số năm 2022, huyện Bảo Yên đã thành lập 17 tổ công nghệ số cộng đồng xã, thị trấn với hơn 100 thành viên; ở thôn, tổ dân phố thành lập 209 tổ với hơn 800 thành viên, đạt 100% thôn, tổ dân phố; 100% tổ đã thành lập zalo nhóm trao đổi công việc. Bên cạnh đó, huyện đã triển khai được 17/17 xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị thực hiện chữ ký số phục vụ công tác cải cách hành chính công.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Trong những năm gần đây, huyện Bảo Yên đã đạt nhiều kết quả trong chuyển đổi số, điển hình là việc xây dựng chính quyền số và phát triển kinh tế - xã hội số. Huyện đang thực hiện điểm ngành giáo dục và y tế triển khai hệ thống phần mềm dùng chung trong quản lý. Khó khăn nhất đối với huyện là hệ thống thiết bị cơ sở một số đơn vị đã cũ, cần được đầu tư mới và đường truyền internet địa phương kém cần được nâng cấp... Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh truyền thông thúc đẩy chuyển đổi số, đồng thời đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở cơ sở.

Năm 2022, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh đã ban hành kế hoạch hoạt động với 20 mục tiêu, 41 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội số có 18,4%/30% mục tiêu quốc gia về doanh nghiệp sử dụng nền tảng số, 100% doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn số, đạt 75%/70% mục tiêu quốc gia về tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác...

Trong năm, toàn tỉnh đã tuyên truyền chuyển đổi số cho hơn 5 nghìn lượt người, tập huấn cho hơn 750 lượt người; đào tạo về an toàn thông tin - kỹ năng công nghệ thông tin cho 81 cán bộ chuyên trách, 1.037 lượt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã được đưa vào khai thác, triển khai tích hợp, kết nối liên thông với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, tài chính, tư pháp, xây dựng, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và các nền tảng thanh toán điện tử, cổng dịch vụ công quốc gia qua nền tảng NDXP, VDXP.

Đặc biệt, toàn tỉnh đã triển khai 1.545 tổ công nghệ số cộng đồng/1.562 tổ dân phố, với 6.806 thành viên, lực lượng nòng cốt chuyển đổi số. Tính đến cuối năm 2022, Lào Cai đã có 1.761/1.966 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên cổng dịch vụ công của tỉnh; tích hợp 1.330/1.761 dịch vụ công toàn trình lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Lào Cai đứng thứ 10 toàn quốc về cung cấp thủ tục hành chính công trực tuyến...

Theo ông Tăng Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, hiện nay, công tác này vẫn gặp một số khó khăn, trở ngại, như tỉnh vẫn còn 52 thôn “trắng” sóng 3G, 4G; 323 thôn chưa có dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định; tỷ lệ ngầm hóa cáp viễn thông dùng chung hạ tầng thấp; hoạt động bưu chính viễn thông ở vùng sâu, vùng cao còn khó khăn, thiếu nhân lực, cơ sở xuống cấp, loại hình dịch vụ hạn chế. Bên cạnh đó, nhân lực có kỹ năng số trong xã hội, đặc biệt là ở địa bàn vùng cao, vùng dân tộc thiểu số còn yếu...

Năm 2023, trọng tâm chuyển đổi số của tỉnh tập trung vào 2 mục tiêu chính là chính quyền số và phát triển kinh tế - xã hội số. Nhiệm vụ nặng nề được đặt ra là phải chuyển đổi nhận thức trong chuyển đổi số từ cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp tới người dân. Cùng với đó là xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, nguồn lực cho chuyển đổi số; phát triển hạ tầng nền tảng số; xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh, đảm bảo an ninh mạng.

Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển toàn diện của vùng Trung du, miền núi phía Bắc. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc chuyển đổi số được xác định là một trong những khâu trọng tâm, đột phá, làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.    

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Ngày 8 tháng 5, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai phối hợp với Đoàn công tác Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai.

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Sau 2 ngày nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia (NCA) ra mắt, hơn 34.900 người tham gia khóa học miễn phí dành cho người dùng cá nhân. Khóa học với tên gọi “Cẩm nang an ninh mạng” nhằm trang bị kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, giúp người dùng nhận diện các rủi ro mạng thường gặp, phòng tránh lừa đảo trực tuyến và bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

fb yt zl tw