Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

Không khí ảm đạm vẫn bao trùm, song kinh tế thế giới được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể tránh được suy thoái toàn cầu.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm trong năm 2023. Các điểm sáng tiềm năng bao gồm giảm lạm phát và cải thiện tâm lý người tiêu dùng.

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023? ảnh 1
Bức tranh toàn cầu nói chung là ảm đạm. (Ảnh minh họa: KT)

Tiếp tục đối mặt với những cơn gió nghịch

Kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2022 đầy biến động và thách thức do xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc và phản ứng chính sách của các nước nhằm đối phó với lạm phát, và dự báo tiếp tục đối mặt với những cơn gió nghịch trong năm 2023.

Dự báo, kinh tế thế giới bước vào năm 2023 với nhiều khó khăn, thách thức do tác động kéo dài của các cú sốc bất lợi trong năm vừa qua. Trong năm nay, nhìn chung, rủi ro lớn nhất vẫn là xung đột giữa Nga - Ukraine và hoạt động kinh tế chậm lại do thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, áp lực lạm phát và giá cả hàng hóa có thể giảm do nhu cầu toàn cầu tăng chậm lại.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 nhằm tiến tới mở cửa nền kinh tế trong nửa cuối năm 2023 hoặc năm 2024 dự báo sẽ ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.

Mới đây nhất, hôm 30/1/2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu. Theo đó, tổ chức này dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm nay khi các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, IMF nhận định, triển vọng kinh tế năm nay sẽ ổn định hơn so với dự đoán trước đây và có thể tránh được suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo IMF, việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại là một trong những lý do để triển vọng kinh tế lạc quan hơn. IMF cũng cho biết rằng cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu hiện nay ít nghiêm trọng hơn so với lo ngại ban đầu và sự suy yếu của đồng USD bớt áp lực cho các thị trường mới nổi.

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023? ảnh 2
Khu tài chính Lujiazui của Pudong ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: CNBC)

IMF cũng lên tiếng cảnh báo cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc, kêu gọi các ngân hàng trung ương tránh bị “cám dỗ” mà thay đổi hướng đi.

Ông Pierre-Olivier Gourinchas - nhà kinh tế trưởng của IMF - đánh giá áp lực lạm phát đã bắt đầu giảm bớt, nhưng các ngân hàng trung ương phải tiếp tục nỗ lực.

IMF cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,9% vào năm 2023 (từ mức 3,4% vào năm ngoái) trước khi tăng trở lại 3,1% vào năm 2024. Lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống 6,6% trong năm nay (giảm từ mức 8,8% vào năm 2022) và sau đó giảm xuống 4,3% vào năm 2024.

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023? ảnh 3
Ông Pierre-Olivier Gourinchas - nhà kinh tế trưởng của IMF.

Hai kịch bản kinh tế toàn cầu

Ở một góc nhìn khác, Ngân hàng Thế giới (WB) lại cắt giảm lớn đối với triển vọng tăng trưởng năm 2023, và cho rằng toàn cầu đang rất gần với suy thoái.

WB đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 1,7% cho năm 2023 so với dự báo trước đó là 3%.

Tổ chức phát triển quốc tế này đã hạ gần như tất cả các dự báo đối với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ - hiện dự báo tăng trưởng 0,5% so với dự báo trước đó là 2,4%.

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc năm 2023 cũng bị hạ từ mức 5,2% xuống còn 4,3%; Nhật Bản từ 1,3% xuống 1%; châu Âu và Trung Á từ 1,5% xuống 0,1%.

Hai kịch bản được đưa ra là: (1) lạm phát giảm dần do nền kinh tế rơi vào suy thoái; (2) tăng trưởng tiếp tục gây ra một đợt tăng giá mới, buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất cao hơn.

Trong kịch bản đầu tiên, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, cắt giảm tiêu thụ sản phẩm, tăng hàng tồn kho và hạ giá. Trong kịch bản thứ hai, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nguồn cung tiếp tục thắt chặt và giá cả leo thang, khiến lạm phát tăng nhanh trở lại.

Ngân hàng Thế giới cho rằng, các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn từ các ngân hàng trung ương trên thế giới là cần thiết để chế ngự lạm phát, nhưng chúng đã góp phần làm xấu đi đáng kể các điều kiện tài chính toàn cầu, điều này đang gây ra lực cản mạnh đối với các hoạt động kinh tế.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết, một trong những câu hỏi lớn đối với thế giới là: Điều gì gây áp lực lên nhu cầu toàn cầu, điều gì sẽ làm tăng giá hàng hóa. Động thái tăng lãi suất của FED và sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc cũng là vấn đề đáng quan tâm trong năm nay.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

fb yt zl tw