Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tỉnh Bình Dương về một số dự án giao thông

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 175/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc.

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương) kết nối thông với Xa lộ Hà Nội đoạn qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đi tỉnh Đồng Nai. Ảnh minh họa: Chí Tưởng/TTXVN

Thông báo kết luận nêu rõ: Kết quả phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 của tỉnh Bình Dương hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tỉnh đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về đất đai, thủ tục đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và đẩy nhanh triển khai các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn. Bình Dương là một trong các địa phương đứng đầu cả nước về đóng góp cho ngân sách Trung ương, về thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển thông minh, bền vững.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bình Dương còn một số hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức; trong đó, công tác hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn chậm. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh khẩn trương tiếp thu ý kiến của Hội đồng Thẩm định quốc gia, rà soát tổng thể các quy hoạch liên quan để hoàn thiện Quy hoạch tỉnh, trình phê duyệt theo đúng thời hạn quy định.

Về một số kiến nghị của tỉnh, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo như sau: Về đầu tư, nâng cấp một số đoạn tuyến, nút giao của Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Bình Dương (gồm nút giao Tân Vạn; đoạn từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn; cầu Bình Gởi), đồng ý về nguyên tắc sự cần thiết đầu tư, nâng cấp các công trình nêu trên như kiến nghị của tỉnh.

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bình Dương và các địa phương liên quan rà soát vốn kết dư của Dự án đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất phương án xử lý (bổ sung vào Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh hoặc triển khai bằng dự án riêng); Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2024, trong đó làm rõ về nguồn vốn, trình tự thủ tục, thẩm quyền.

Về đầu tư đoạn 15,3km đường Mỹ Phước - Tân Vạn hiện hữu đi trùng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 9103/VPCP-CN ngày 21/11/2023 của Văn phòng Chính phủ, đề xuất cụ thể phương án đầu tư. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh (cơ quan đầu mối Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh) và UBND tỉnh Bình Dương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2024.

Về đầu tư đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện theo thẩm quyền đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại văn bản số 1263/TTg-CN ngày 29/9/2021. Trường hợp cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng hoặc áp dụng chung cho toàn bộ Dự án đường Vành đai 4, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, thống nhất với UBND tỉnh Bình Dương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2024 để chỉ đạo, trình cấp có thẩm quyền tương tự như Dự án đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Về mở rộng tuyến đường nối đường Vành đai 3 với sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), Phó Thủ tướng thống nhất về chủ trương sự cần thiết đầu tư tuyến đường này để tăng cường kết nối vùng. UBND tỉnh Bình Dương và UBND tỉnh Đồng Nai rà soát quy hoạch, thực hiện đầu tư theo thẩm quyền, đúng quy định.

Về Quy hoạch, đầu tư ga liên vận quốc tế Sóng Thần, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Dương thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình lập Quy hoạch đường sắt khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở cập nhật vào quy hoạch tỉnh.

Về việc tích hợp tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến Ga An Bình vào quy hoạch phát triển công nghiệp đường sắt giúp kết nối vùng và bổ sung phương án bố trí vốn cho Bình Dương triển khai đầu tư, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu phương án tối ưu, trên nguyên tắc quy hoạch vị trí ga đường sắt phải thuận lợi, giảm tối đa chi phí, thời gian trung chuyển, bảo đảm lợi ích tổng thể và quy định pháp luật; xem xét kiến nghị của UBND tỉnh Bình Dương trong quá trình hoàn thiện các quy hoạch có liên quan.

Về quy mô quy hoạch đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa phận tỉnh Bình Dương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Bình Dương thống nhất quy mô đầu tư Dự án bảo đảm việc triển khai Dự án thuận lợi, phù hợp quy hoạch được duyệt, đúng quy định.

Về sử dụng phần tăng thu ngân sách để đầu tư các công trình trọng điểm, UBND tỉnh Bình Dương xác định rõ và khẳng định phương án bố trí nguồn vốn cho cải cách tiền lương và các đối tượng chính sách xã hội; trường hợp tăng thu ngân sách còn dư, UBND tỉnh Bình Dương gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc sử dụng cho đầu tư phát triển, bảo đảm đúng Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và các quy định pháp luật liên quan.

Về triển khai thực hiện di dời lưới điện trên địa bàn tỉnh, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với EVN, các cơ quan liên quan nghiên cứu hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong tháng 4/2024, bảo đảm thuận lợi, kịp thời, đúng quy định.

Về triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương xem xét kiến nghị của tỉnh Bình Dương trong quá trình tổng hợp các dự án của các địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái.

Về việc phân chia dự án thành các dự án thành phần theo Luật Đầu tư công, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản hướng dẫn trong tháng 4/2024.

Về khu công nghệ thông tin, khu công nghiệp khoa học công nghệ tại tỉnh Bình Dương, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương chủ động phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, thực hiện theo quy định của pháp luật; rà soát, bổ sung quy hoạch tỉnh để phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

[Infographic] Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, thời tiết tại Lào Cai thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện rét đậm, rét hại và mưa lớn. Nhiệt độ giảm xuống 7 - 10℃, vùng núi từ 2 - 5℃, có nơi dưới 0℃ và băng giá đã xuất hiện ở các khu vực Sa Pa, Bát Xát. Để giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trong thời gian này, nông dân cần chú ý các biện pháp phòng chống rét.

Cuộc đua với thời gian

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại huyện Bảo Yên: Cuộc đua với thời gian

Với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, làm việc bất kể “ngày - đêm, sớm - tối”, chỉ với 3 tuần triển khai, huyện Bảo Yên đã hoàn tất công tác đo đạc, quy chủ, thống kê, đền bù, áp giá, sẵn sàng bàn giao mặt bằng vị trí xây dựng các cột điện Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Nỗ lực khắc phục sự cố tại Nhà máy Thủy điện Nậm Lúc

Nỗ lực khắc phục sự cố tại Nhà máy Thủy điện Nậm Lúc

Trận lũ quét, sạt lở đất cách đây hơn 3 tháng đã san phẳng toàn bộ khu nhà điều hành Nhà máy thủy điện Nậm Lúc khiến 5 cán bộ, nhân viên thiệt mạng, cùng với đó, toàn bộ nhà máy phải tạm dừng hoạt động. Sau sự cố nghiêm trọng, công tác khắc phục hậu quả để đưa nhà máy vận hành trở lại còn rất gian nan.

[Ảnh] Bảo Yên gấp rút bàn giao mặt bằng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

[Ảnh] Bảo Yên gấp rút bàn giao mặt bằng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bảo Yên là 1 trong 2 địa phương của tỉnh Lào Cai có tuyến đường dây 500 kV đi qua, bao gồm 67 vị trí móng cột và hơn 34 km đường dây. Hiện nay, huyện đã hoàn thành công tác thống kê, kiểm đếm vị trí cần giải phóng mặt bằng 67/67 cột thuộc diện tích đất của 118 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng. Công tác đo đạc, kiểm kê đất đai, cây trồng, tài sản vật kiến trúc trên đất để giải phóng hành lang an toàn đường dây đang được huyện Bảo Yên gấp rút triển khai.

Thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập tài khoản cá nhân là không đúng

Thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập tài khoản cá nhân là không đúng

Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), Ngân hàng Thương mại, đơn vị vận chuyển… cung cấp các thông tin liên quan phục vụ mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế (NNT) và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Do vậy, thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân từ 1/1/2025 là không đúng.

Sản phẩm OCOP ''đón sóng'' thị trường tết

Sản phẩm OCOP ''đón sóng'' thị trường tết

Thay vì bán hàng riêng lẻ, liên kết là cách mà nhiều chủ thể OCOP (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) lựa chọn nhằm tạo nên bộ sản phẩm vừa đa dạng vừa tiện dụng, tăng tính cạnh tranh cho giỏ hàng OCOP dịp tết này.

Bảo Yên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bảo Yên đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Xác định Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là dự án trọng điểm quốc gia, cấp bách, có vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, nhất là đối với khu vực miền Bắc, những ngày này, huyện Bảo Yên - nơi có đường dây đi qua đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Những triệu phú vùng cao

Những triệu phú vùng cao

Nhờ chính sách hỗ trợ và nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ở địa bàn vùng cao, vùng sâu Lào Cai đã xuất hiện nhiều triệu phú, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Nhu cầu điện tiếp tục tăng cao

Nhu cầu điện tiếp tục tăng cao

Từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam phải tăng về nguồn từ 10.000 - 12.000MW, tương ứng với đó thì hệ thống truyền tải, nhất là các nguồn giải tỏa công suất liên miền và nội miền cũng cần được quan tâm, nên cần sự vào cuộc của các bộ ngành và địa phương.

fb yt zl tw