Xây dựng biên giới đẹp giàu

LCĐT - Trong những năm qua, mảnh đất biên giới Lào Cai ngày càng khởi sắc trong phát triển kinh tế, tình hình an ninh, trật tự được giữ vững. Để đạt được kết quả đó có đóng góp không nhỏ của những dòng họ tiêu biểu nhiều đời bám trụ, xây dựng những bản làng biên giới bình yên. 

Dòng họ Lục trên đất Bản Lầu

Nhắc đến xã Bản Lầu (huyện Mường Khương), nhiều năm nay, từ một xã biên giới còn nhiều khó khăn, Bản Lầu trở thành “thủ phủ” của tỉnh về chuối, dứa. Cũng ở nơi đây có những dòng họ người dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời, gắn bó với mảnh đất biên cương, làm cho vùng đất này ngày càng khởi sắc, trong đó, dòng họ Lục, dân tộc Nùng ở thôn Na Nhung là một điển hình.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Lục Thượng Khiêm, 64 tuổi, Trưởng dòng họ Lục kể: Từ 400 năm trước, tổ tiên dòng họ Lục đã chọn thôn Na Pao, xã Bản Lầu để an cư. Đến nay, qua 10 thế hệ, dòng họ Lục có 27 hộ với gần 130 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu ở 2 thôn Na Pao và Na Nhung. Là trưởng dòng họ Lục, tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình trong dòng họ cải tạo tập tục lạc hậu, tích cực tăng gia, sản xuất. 

Đặc biệt, sinh sống ở khu vực biên giới, các gia đình đều chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội hoặc theo đạo trái phép. Nhiều năm qua, 27 hộ trong họ không có ai nghiện ma túy, trộm cắp, tảo hôn, vi phạm pháp luật.

Từ năm 2009, dòng họ Lục được Công an xã Bản Lầu lựa chọn xây dựng mô hình Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự. Năm 2016, ông Lục Thượng Khiêm được Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen vì đã có thành tích 10 năm xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Dòng họ Ngô lập nghiệp nơi biên giới

Từ xa nhìn lại, ngôi nhà xây cấp 4 mang dáng dấp một biệt thự nhỏ của gia đình ông Ngô Quang Lạp ở thôn Tân Quang, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) nằm giữa rừng cây mỡ, cây quế xanh mướt trập trùng. Ngày cuối năm, nhìn những bông hoa đào, hoa mai đang bung nở rực rỡ, ông Lạp nhớ lại những kỷ niệm của mùa xuân cách đây 60 năm. Ngày đó, ông Lạp là chàng thanh niên 20 tuổi, đúng ngày rằm tháng Giêng cùng bố mẹ và hơn 100 hộ theo tiếng gọi của Đảng rời quê hương Vụ Bản, tỉnh Nam Định lên mảnh đất biên giới Lào Cai khai hoang, lập nghiệp.

“Sau chặng đường đi bộ gian nan từ Lào Cai lên Trịnh Tường, gia đình tôi cùng những hộ khác dừng chân bên bờ sông Hồng thuộc thôn Tân Tiến bây giờ bắt đầu cuộc sống mới. Nơi đây biên giới, chỉ có lau lách, rừng núi hoang vu, không có nhà dân nào ở, phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức để biến đất hoang thành những vườn mía, vườn khoai, ý dĩ… phủ xanh dải đất ven sông Hồng. Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới, các hộ tản đi mỗi nhà một nơi, bố tôi đưa gia đình chạy vào rừng ẩn náu. Từ đó đến năm 1995, khi tình hình biên giới dần ổn định, gia đình tôi chuyển 3 nơi ở, nhưng vẫn quyết tâm bám mảnh đất biên giới Trịnh Tường, coi biên giới là quê hương thứ hai, nơi sinh cơ, lập nghiệp”, ông Lạp kể.

Ông Ngô Quang Lạp, trưởng dòng họ Ngô, thôn Tân Quang, xã Cốc Mỳ đã 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương.
Ông Ngô Quang Lạp, trưởng dòng họ Ngô, thôn Tân Quang, xã Cốc Mỳ đã 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương.

Trong câu chuyện, ông Lạp bảo dòng họ Ngô ngày đó chỉ có 4 hộ lên Lào Cai khai hoang, trải qua 60 năm, giờ cả họ có 14 hộ sinh sống, chủ yếu ở xã Trịnh Tường, hộ nào cũng xây được nhà khang trang. Các gia đình ông Ngô Quang Lạp, Ngô Minh Lý, Ngô Minh Hiếu, Ngô Văn Khơi đều có 4 - 5 ha rừng, thu nhập mỗi năm 100 - 200 triệu đồng. Đặc biệt, dòng họ Ngô có 18 đảng viên. Với những cống hiến trong việc xây dựng mảnh đất biên giới Trịnh Tường, dòng họ Ngô được Công an xã Trịnh Tường lựa chọn xây dựng mô hình Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự.

Nhân rộng mô hình “ Dòng họ tự quản” 

Trao đổi với chúng tôi về mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự” ở khu vực biên giới của tỉnh, Trung tá Lương Minh Đức, Đội trưởng Đội Hướng dẫn phong trào, Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an tỉnh cho biết: Lào Cai có gần 200 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, để bảo vệ biên giới vững chắc thì những dòng họ sinh sống lâu đời dọc biên giới có vai trò rất quan trọng. Từ mô hình thí điểm “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự” được xây dựng lần đầu vào  năm 2008, đến nay, tại địa bàn các xã biên giới đã có 22 mô hình. Tiêu biểu như dòng họ Lục, dòng họ Thào (xã Bản Lầu, huyện Mường Khương); dòng họ Vàng, dòng họ Hù (xã Quang Kim, huyện Bát Xát); dòng họ Thào, dòng họ Cư - Ngải - Lồ (thị trấn Si Ma Cai); dòng họ Giàng (xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai)…

Mô hình "Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự" góp phần giữ bình yên tại các xã biên giới của tỉnh.
Mô hình "Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự" góp phần giữ bình yên tại các xã biên giới của tỉnh.

Từ năm 2016 đến nay, các “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự” tại các địa bàn giáp biên đã tổ chức hơn 1.000 buổi tuyên truyền, giáo dục người thân trong dòng họ và người dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hương ước, quy ước của dòng họ. Thành viên các dòng họ tự quản đã cung cấp 608 nguồn tin, trong đó 310 nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng chức năng giải quyết 119 vụ việc, bắt 129 đối tượng, thu giữ nhiều tài sản có giá trị; tham gia vận động người dân giao nộp, thu hồi 62 súng tự chế và vũ khí thô sơ; tham gia cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ 24 người lầm lỗi tại cộng đồng. Những người có uy tín trong các dòng họ tham gia vận động, hòa giải thành công 42 vụ việc, mâu thuẫn tại cơ sở.

Ở vùng đất biên cương Lào Cai, mỗi “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự” là một cộng đồng vững chắc, là “tường thành”, “cột mốc sống” trong bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, chủ quyền, biên giới quốc gia…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Là 1 trong 10 xã nghèo nhất tỉnh, năm 2024, La Pan Tẩn (Mường Khương) có 16 lao động tham gia làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Cùng với tuyên truyền, vận động người dân đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thu nhập ổn định, cấp ủy đảng, chính quyền xã chủ động tìm kiếm thông tin thị trường lao động, kết nối những kênh tuyển dụng lao động uy tín để hỗ trợ người dân.

Chủ động ôn thi vào lớp 10 trong khi chờ công bố môn thi thứ 3

Chủ động ôn thi vào lớp 10 trong khi chờ công bố môn thi thứ 3

Năm 2025 là năm đầu học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đến thời điểm hiện tại, ngành giáo dục Lào Cai chưa quyết định môn thi tự chọn vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên, từ cuối học kỳ I, các trường THCS đã chủ động phương án dạy học và ôn tập nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh trước kỳ thi đổi mới.

Mang yêu thương cho trẻ em

Mang yêu thương cho trẻ em

Bằng nhiều hình thức, trẻ em trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ chính quyền các cấp và cộng đồng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập và phát triển toàn diện.

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Những ngày này, các ngôi chùa, ngôi đền trên địa bàn tỉnh đều có rất đông người dân và du khách đến du xuân tham quan, chiêm bái. Đây không chỉ là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng không khí mùa xuân, gặp gỡ gia đình, bạn bè và chia sẻ niềm vui trong mùa xuân mới.

Đưa tiếng sáo từ bản làng ra thế giới

Đưa tiếng sáo từ bản làng ra thế giới

Theo dòng chảy thời gian, những nhạc cụ dân tộc đã và đang có nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chàng thanh niên trẻ Giàng A Hải lại ngược về cội nguồn, đắm say với những bản hòa tấu sáo Mông sâu lắng được tạo nên từ chất liệu thô sơ của núi rừng quê hương. Mạnh dạn sáng tạo các hình thức biểu đạt mới trên nền nhạc truyền thống là cách Hải đang làm để đem văn hóa bản địa tiếp cận khán giả quốc tế.

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không đơn thuần là nơi học tập, Trung tâm EcoRobo STEMLab Lào Cai còn là không gian truyền cảm hứng, nơi các bạn nhỏ được tự do khám phá, sáng tạo và trưởng thành thông qua các hoạt động trải nghiệm cùng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Cô giáo vùng cao giàu lòng nhân ái

Cô giáo vùng cao giàu lòng nhân ái

Không chỉ là Tổng phụ trách Đội giỏi chuyên môn, cô giáo Hoàng Thị Thu Dần, Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú Tiểu học Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) còn được biết đến là tấm gương sáng trong công tác từ thiện. Bằng những việc làm ý nghĩa, các hoạt động từ thiện mà cô Dần tham gia đã truyền cảm hứng, giúp học sinh biết yêu thương những người có hoàn cảnh khó khăn và trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

“Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hoạt động chuyển đổi số, phấn đấu tạo môi trường giáo dục số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục...” là những mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang hướng đến.

Đẹp mãi màu áo xanh

Đẹp mãi màu áo xanh

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những năm qua, phong trào sinh viên tình nguyện vì cộng đồng của Trường Cao đẳng Lào Cai luôn được duy trì và thu hút đông đảo đoàn viên, sinh viên tham gia.

Sơn ca nhí tài năng

Sơn ca nhí tài năng

Trở thành “Ngôi sao tỏa sáng” tại cuộc thi Ngôi sao buổi sớm mai năm 2024, Nguyễn Linh Đan, lớp 4A1, Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai ghi dấu ấn trong lòng khán giả bởi chất giọng trong trẻo và đầy nội lực cùng phong cách biểu diễn tự tin, chững chạc mặc dù cô bé mới tròn 9 tuổi.

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tìm về “địa chỉ đỏ”

Tìm về “địa chỉ đỏ”

Tháng Chín, nắng mùa thu vàng như rót mật, hàng triệu trái tim người Việt Nam lại hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhớ đến ngày thu lịch sử khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hòa cùng hàng triệu trái tim ấy, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai lại đến tham quan, dâng hương tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng thành kính với Người.

Ngày Quốc khánh ở thôn Độc Lập

Ngày Quốc khánh ở thôn Độc Lập

Từ cổng chào xã Khánh Yên Hạ (huyện Văn Bàn), chúng tôi về thôn Độc Lập, nơi có gần 200 gia đình đang sinh sống. Dọc tuyến đường bê tông thẳng tắp là những ngôi nhà khang trang giữa tán cây rợp bóng mát, xa hơn là chợ trung tâm xã tấp nập người mua người bán. Nhìn cơ ngơi của người dân nơi đây, ai ai cũng cảm nhận được cuộc sống sung túc, ấm no.

Hướng về nạn nhân da cam

Hướng về nạn nhân da cam

10 năm qua, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Lào Cai đã vận động được gần 8 tỷ đồng (gồm tiền và hiện vật) hỗ trợ nạn nhân da cam xây dựng, sửa chữa nhà; tặng quà; trợ cấp khó khăn; hỗ trợ học bổng, dạy nghề; khám, chữa bệnh…

Chuyện một gia đình liệt sĩ

Chuyện một gia đình liệt sĩ

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những lời dạy của cha - liệt sĩ Trần Kim Chiến vẫn luôn là động lực để cô Trần Thị Thúy vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, xứng đáng với những cống hiến của thế hệ cha anh.

fb yt zl tw