Điện lưới quốc gia vươn về bản

Những ngày này, người dân thôn Bản Lầu, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) rôm rả chuyện điện lưới, thậm chí nhiều hộ đã “đón đầu”, xuống chợ huyện, ra thành phố Lào Cai mua ti vi, tủ lạnh. Trưởng thôn Bản Lầu - Hầu A Chếnh không giấu được niềm vui: Suốt thời gian qua, người dân trong thôn dường như “quên” cả công việc, sẵn sàng hiến đất, cây cối, góp công lao động cùng nhà thầu thi công đường điện vào thôn.

Nói là không có điện thì không hẳn đã đúng, bởi người dân thôn Bản Lầu đã sử dụng điện, mà điện lưới hẳn hoi từ nhiều năm rồi. Tuy nhiên, đường điện ấy do các hộ tự đóng tiền mua dây, dựng cột kéo từ đầu thôn về. Gọi là có điện, nhưng những hộ đầu nguồn chỉ đủ xem ti vi và vài bóng thắp sáng, còn những hộ cuối nguồn chỉ dùng được 1 bóng điện, trong khi phải trả hơn 3.000 đồng/Kwh.

Khi triển khai dự án cấp điện cho thôn Bản Lầu, người dân mừng còn hơn nhặt được vàng. Họ háo hức chờ ngày đóng điện, câu chuyện từ sáng đến tối, từ ngày hôm trước đến ngày hôm sau cũng là bao giờ đóng điện. Nhà ông Hầu A Tá ở cuối thôn, phải kéo hơn 2 km dây mới có điện sử dụng, nhưng cũng chỉ đủ thắp sáng 1 bóng điện. Ông Tá tâm sự: Từ khi bắt đầu triển khai thi công đưa điện lưới về thôn, gia đình tôi mừng lắm. Bây giờ, cả gia đình chờ ngày đóng điện, chắc tết này sẽ có điện lưới.

Được biết, dự án cấp điện thôn Bản Lầu là 1 trong 3 dự án cấp điện thôn, bản (Phìn Ngan, Tùng Chỉn 3) triển khai trên địa bàn xã Trịnh Tường thời gian qua. Dự án đầu tư xây dựng mới 1 trạm biến áp có công suất 100 kVA; tuyến đường dây 35 kV dài 2,5 km; tuyến đường dây 0,4 kV dài 2,8 km; lắp đặt 32 công tơ điện. Hiện dự án đã cơ bản hoàn thành, đang nghiệm thu để bàn giao, đưa vào sử dụng. Ông Trần Xuân Bất, Giám đốc Điện lực huyện Bát Xát khẳng định: Chúng tôi khẩn trương nghiệm thu, yêu cầu xử lý một số chi tiết để đóng điện sau tết Dương lịch 2023.

Cũng như thôn Bản Lầu xã Trịnh Tường, người dân 4 thôn: Tổng Kim, Nặm  Khạo, Nặm Mược, Nặm Kỳ (xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên) đang háo hức chờ ngày đóng điện. Cầm trên tay chiếc đèn dầu, bà Nguyễn Thị Sợi, thôn Nặm Khạo nói: Không lâu nữa, tôi sẽ bỏ chiếc đèn dầu đã gắn bó nhiều năm, bởi điện lưới đã kéo về gần nhà!

Không chỉ gia đình bà Sợi, khoảng chục gia đình trong bản vẫn dùng đèn dầu. Tuy nhiên, chiếc đèn dầu sắp kết thúc “sứ mệnh” và bà Sợi dự định sẽ lau chùi sạch sẽ, cất đi làm kỷ niệm.

Do gia cảnh quá nghèo, 3 con nheo nhóc, cơm không đủ ăn, gia đình anh Hoàng Seo Pao, thôn Nặm Mược dường như đã quen với bóng tối. Bữa cơm tối của gia đình anh luôn diễn ra trước khi mặt trời lặn bởi còn tranh thủ được chút ánh sáng, sau đó là cả gia đình sống trong màn đêm. Căn nhà đang ở vách ghép bằng tre, nứa; gạo để nấu cơm hằng ngày có được nhờ sự chia sẻ của người dân trong bản. Khi biết tin sắp có điện lưới, anh Pao vui lắm. Anh Pao tâm sự: Để mua bóng điện đối với gia đình tôi cũng rất khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ của xã, của bản để kéo điện về nhà, tôi cố gắng làm thuê để có điện thắp sáng.

Ông Hoàng Văn Liêm, Trưởng thôn Nặm Mược cho biết: Cả thôn có 108 hộ, thì có 40 hộ tự đầu tư tiền kéo điện về sử dụng. Chính gia đình tôi cũng đầu tư 8 triệu đồng kéo điện về sử dụng. Do hệ thống đường dây tự kéo không đảm bảo, lại ở cuối nguồn nên điện rất yếu, tỷ lệ tổn thất cao, dẫn đến tiền điện hằng tháng cũng cao. Gia đình tôi đang phải trả 4.200 đồng/kWh. Chính vì vậy, khi triển khai dự án cấp điện cho thôn, bà con mừng lắm, sẵn sàng hiến đất, cây cối, hoa màu để có mặt bằng “sạch” phục vụ thi công. Bây giờ, chúng tôi đang đếm ngược đến ngày đóng điện.

Công trình cấp điện 4 thôn: Tổng Kim, Nặm  Khạo, Nặm Mược, Nặm Kỳ do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên làm chủ đầu tư, cấp điện sinh hoạt cho 200 hộ, 4 điểm trường và 4 nhà văn hóa thôn. Đến thời điểm này, việc đầu tư công trình cơ bản hoàn thành và đã nghiệm thu kỹ thuật, chắc chắn trước tết Nguyên đán Quý Mão, người dân sẽ được sử dụng điện lưới.

Không chỉ Tùng Chỉn 3, Phìn Ngan, Bản Lầu (xã Trịnh Tường), Tổng Kim, Nặm  Khạo, Nặm Mược, Nặm Kỳ (xã Vĩnh Yên), mà tết này, ánh điện sẽ tỏa sáng ở Khú Trù, Suối Chải, Lò Suối Tủng (xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát) và nhiều thôn, bản khác nữa.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng Phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương cho biết: Hết năm 2022, tại khu vực nông thôn, tỷ lệ thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 99,6% (tương ứng 1.174/1.179 thôn, bản); tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới đạt 96,6% (tương đương 121.070/125.348 hộ). Bằng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, vốn ngành điện và vốn xã hội hóa do các doanh nghiệp thủy điện đóng góp, điện lưới quốc gia đang “vươn” về các thôn, bản vùng xa, vùng cao, giải “cơn khát” điện lưới cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Pả Chư Tỷ mùa hoa tam giác mạch

Những ngày này, tới thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) để được ngắm nhìn và đắm mình trong cánh đồng hoa tam giác mạch và tận hưởng vẻ đẹp của loài hoa đồng nội sẽ là một trải nghiệm vô vùng thú vị cho du khách.

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững

Với mong muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách liên quan đến giảm nghèo, tạo bước đột phá trong giảm nghèo bền vững.

Tuổi già có lương hưu

Tuổi già có lương hưu

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu giúp người lao động khi về già vơi đi nhiều nỗi lo về tiền bạc. Đây được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, bảo đảm cuộc sống tốt hơn mà không phụ thuộc vào con cháu.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài cuối)

Lào Cai là tỉnh miền núi, có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Theo tập quán, người dân thường sống ven suối, triền đồi, là nhưng nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá. Vì vậy, việc tổ chức sắp xếp dân cư, di dời các hộ ở khu vực nguy hiểm có ý nghĩa rất lớn, cần được triển khai một cách đồng bộ và khẩn trương.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 2)

Thực tế, nguồn vốn thuộc các chương trình hỗ trợ người dân vùng đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai đã được tỉnh cấp đến các xã nhưng không thể giải ngân vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra còn nhiều khó khăn khác trong quá trình sắp xếp dân cư thuộc các đối tượng kể trên khiến chính quyền các địa phương loay hoay, còn người dân thì vẫn ngày ngày sống trong lo sợ.

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Khó khăn trong sắp xếp dân cư ở Lào Cai (Bài 1)

Bất an và thấp thỏm là tâm trạng chung của hàng trăm hộ đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong khi người dân mong mỏi được chuyển đến nơi ở mới an toàn và chính quyền địa phương sẵn sàng các phương án di chuyển nhưng đành bất lực chờ đợi, bởi hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn chưa rõ ràng.

Phát triển cây dược liệu bền vững

Phát triển cây dược liệu bền vững

Tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó chú trọng phát triển các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Những “sinh viên 5 tốt”

Những “sinh viên 5 tốt”

Như những bông hoa đẹp, “Sinh viên 5 tốt” không đơn thuần là một danh hiệu, một dấu mốc đáng nhớ trong năm tháng tuổi trẻ, mà còn là minh chứng sau hành trình dài nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của những sinh viên, đoàn viên vượt khó, năng động, sáng tạo.

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Giới trẻ Lào Cai “đu trend” bóng bay nghệ thuật

Chỉ vài quả bóng sắc màu, chiếc bơm và sự khéo léo của đôi tay, sau vài phút, quả bóng bay đơn thuần chợt hóa thành những hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Như một xu hướng trong cuộc sống hiện đại, hoa bóng bay (còn gọi là bóng bay nghệ thuật) đang được nhiều người sử dụng để trang trí và làm quà tặng.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài cuối)

Có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra với công tác đoàn và phong trào thanh niên, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài viết, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số cán bộ và nguyên cán bộ đoàn về giải pháp giải quyết khó khăn đối với công tác đoàn hiện nay.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 3)

Thực tế cho thấy, ngoài nguyên nhân khách quan do nhiều đoàn viên, thanh niên đi học, đi làm xa thì những nguyên nhân như bất cập về cơ chế, chính sách, quy định về độ tuổi, trình độ chính trị đối với cán bộ đoàn, đặc biệt là một số đoàn viên, thanh niên chưa có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức đoàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, phong trào đoàn ở cơ sở.

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Công tác đoàn và phong trào thanh niên hiện nay - những vấn đề đặt ra (Bài 2)

Những năm qua, sự đóng góp của các thế hệ đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất to lớn. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và thấy rằng, công tác đoàn và phong trào thanh niên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Cói Lalin và Hành trình kết nối yêu thương

Không qua đào tạo, không lên kịch bản nội dung, kênh YouTube Cói Lalin của Chảo Mùi Cói, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đã sản xuất hơn 1.000 video, nhiều video thu hút hàng triệu lượt xem. 3 năm qua, kênh YouTube của Cói đã trở thành cầu nối cho hàng trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ở quê mình.

fb yt zl tw